GIAO TIẾP CHUYÊN NGHIỆP VỚI HỌC VIÊN KHÔNG HỢP TÁC – TRAINING SKILLS

Training skills

Bạn tự hỏi Training Skills nào để xử lý tình huống Học viên không hợp tác? Bài viết này hướng dẫn bạn A-Z để giao tiếp hiệu quả với các đối tượng không hợp tác.

1. Tại sao cần giao tiếp hiệu quả với Học viên không hợp tác?

Tại sao cần giao tiếp hiệu quả với Học viên không hợp tác? - training skills
Giao tiếp với học viên không hợp tác là một training skills rất quan trọng

Giao tiếp hiệu quả với Học viên không hợp tác là một training skills rất quan trọng.

Dù Trainer có xuất sắc về kiến thức chuyên môn đến mức độ nào mà chưa giao tiếp hiệu quả với các Học viên không hợp tác, môi trường đào tạo tại doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất tiêu cực.

Ngược lại, bạn sẽ có một số lợi ích nếu biết cách giao tiếp hiệu quả với những đối tượng này như sau:

a) Xây dựng lòng tin

Các Học viên khác sẽ nhìn vào bạn – 01 Trainer đầy đủ bản lĩnh để đương đầu với bất kỳ thử thách nào. Lòng tin từ họ gia tăng rất cao và vai trò “lãnh đạo” của Trainer tại lớp sẽ được củng cố.

b) Ngăn ngừa các vấn đề tiềm năng

Với sự bình tĩnh và lắng nghe của mình, bạn sẽ mang lại cảm giác được tôn trọng cho Học viên không hợp tác. Từ đó, họ sẽ hạn chế “gây chuyện” và phát sinh những vấn đề khó giải quyết.

c) Cải thiện mối quan hệ với Học viên không hợp tác

Bạn lắng nghe và phản hồi hiệu quả thì Học viên sẽ tự động đối xử với môi trường xung quanh một cách tương tự. Nếu vẫn chưa thay đổi thì đây là từ nền tảng giáo dục, tính cách sai lệch của họ.

d) Nâng cao hiệu quả đào tạo

Khi bạn và Học viên không hợp tác hiểu nhau, hiệu quả đào tạo sẽ là yếu tố được tập trung thay vì nhìn vào vấn đề. Từ đó, hiệu quả đào tạo được nâng cao và mọi yếu tố sao nhãng sẽ bị loại bỏ.

TIPS hay nên đọc: Đào tạo giảng viên – 4 tuyệt chiêu giúp truyền cảm hứng

2. Giao tiếp với Học viên không hợp tác sao cho khéo léo, chuyên nghiệp?

Học viên có thiện cảm với Trainer thì mọi chuyện đều dễ dàng. Nhưng những người không hợp tác thì lại rất khó khăn với training skills giao tiếp
Giao tiếp sao cho khéo léo, chuyên nghiệp

Học viên có thiện cảm với Trainer thì mọi chuyện đều dễ dàng. Nhưng những người không hợp tác thì lại rất khó khăn với training skills giao tiếp. Chúng tôi gợi ý cho bạn 06 cách để giao tiếp hiệu quả với những Học viên không hợp tác:

a) Giao tiếp với ngôn ngữ thật rõ ràng

Trước hết bạn cần hiểu rằng với những người không hợp tác, sự cứng rắn và rõ ràng sẽ giúp ích. Bạn không nên đùa với họ. Hãy tỏ ra nghiêm túc và yêu cầu họ cũng vậy.

b) Lắng nghe chủ động

Lắng nghe chủ động giúp bạn tiếp nhận đầy đủ thông tin và xử lý tốt. Hãy nghiêm túc phân tích những gì họ nói.

Đừng chỉ nhìn và gục đầu đồng ý mà không thực sự ghi nhớ gì cả.

c) Diễn đạt lại những gì bạn vừa nghe

Đây là bước thứ 2 của lắng nghe chủ động. Hãy cho họ biết bạn đã hiểu và quan tâm đến ý kiến vừa được triển khai. Nhưng đừng chỉ lặp lại mà hãy diễn đạt theo ngôn ngữ khác để họ biết bạn đã thực sự hiểu.

d) Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để mô tả

Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cơ mặt tươi cười sẽ giúp Học viên không hợp tác hiểu rằng bạn đang mở lòng và tôn trọng họ. Ngoài ra, hãy nhìn thẳng vào mắt họ và sử dụng tên riêng của nhau để giao tiếp.

e) Tập trung 100% vào việc giao tiếp

Bạn tuyệt đối hạn chế làm việc riêng như kiểm tra mạng xã hội hoặc mỉm cười với người khác khi giao tiếp cùng học viên không hợp tác. Họ từ đó càng phẫn nộ và sẽ bất lợi cho cả đôi bên.

d) Hãy tích cực

Bất kể bạn đang căng thẳng đến mức nào, hãy giữ bản thân thật tích cực. Đặt lợi ích của cả lớp lên đầu tiên. Không nên áp đặt thành kiến và cảm xúc cá nhân vào bất kỳ ai. Hãy tập trung vào sự chuyên nghiệp.

3. Các lỗi cần tránh trong giao tiếp với Học viên không hợp tác

Tất nhiên, với đối tượng không hợp tác, bạn có thể sẽ gặp các lỗi sau khi phát triển training skills giao tiếp
Hạn chế mức lỗi khi giao tiếp

Tất nhiên, với đối tượng không hợp tác, bạn có thể sẽ gặp các lỗi sau khi phát triển training skills giao tiếp:

a) Sử dụng 01 phong cách cho tất cả các đối tượng:

Mỗi người đều có nền tảng văn hóa, tri thức, kinh nghiệm làm việc, tính cách… khác nhau. Bạn không thể giao tiếp với tất cả theo 01 phong cách duy nhất. Hãy luyện tập nhiều và bạn sẽ tự động điều chỉnh phù hợp.

b) Nói nhiều mà không lắng nghe

Đặc biệt với Trainer vốn là những người cầu toàn, chủ động và hướng ngoại thì “thích nói hơn nghe”. Bạn cần cẩn thận với bản thân và làm chủ được xu hướng “thích nói” của mình.

c) Tưởng bản thân đã hiểu nhưng thực ra là chưa

Nếu có gì mơ hồ hãy đặt câu hỏi cho họ. Hãy đảm bảo mình nắm rõ những thông điệp họ muốn truyển tải.

Hạn chế suy diễn mà thiếu căn cứ.

d) Sử dụng tông giọng tiêu cực

Mâu thuẫn xuất hiện do ý kiến khác nhau chiếm 10% và tông giọng tiêu cực với 90% ảnh hưởng. Hãy chú ý đến tông giọng của bản thân.

e) Giữ tư duy đóng

Dù ở cuộc sống hay trong đào tạo, nếu có tư duy đóng lúc giao tiếp thì bạn sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Ngược lại, tư duy mở sẽ giúp bạn trở thành “lãnh đạo” và người giao tiếp xuất sắc. Ngoài ra, bạn xây dựng được lòng tin và giúp Học viên tập trung vào giải pháp hơn là vấn đề.

4. Áp dụng Công thức Sandwich để phản hồi Học viên không hợp tác

Sandwich là công thức hữu hiệu để phản hồi khi Học viên bất hợp tác
Sandwich là công thức hữu hiệu để phản hồi khi Học viên bất hợp tác

Phản hồi là một training skills rất quan trọng của Trainer. Công thức này có 03 phần của một chiếc bánh Sandwich với mùi vị đặc trưng: 2 lớp bánh mì ngọt lịm mang lại cảm giác tươi vui; lớp bơ rau ở giữa ăn không dễ chịu nhưng lại đủ dinh dưỡng cho cả buổi sáng.

Hãy phản hồi Học viên không hợp tác theo cấu trúc của một chiếc bánh Sandwich: Khen-Chê-Khích lệ.

5. Phần Q&A có Học viên không hợp tác thì phải làm sao?

Xử lý tốt các câu hỏi Q&A
Xử lý tốt các câu hỏi Q&A

Thường thì các đối tượng không hợp tác sẽ đưa ra những câu hỏi rất khó trả lời trong phần Q&A. Vậy bạn xử lý như thế nào?

Chúng tôi đưa ra cho bạn các cách sau để kiểm soát Q&A tốt nhất:

Nếu bạn chưa chắc chắn về câu trả lời của bản thân, hãy chuyển qua chủ đề khác bằng cấu trúc ABC. Cụ thể, Thừa nhận (Acknowledge) câu hỏi: “Chính xác, đây có thể là vấn đề mà khách hàng gặp phải…” – Nối (Bridge) vấn đề đó với thứ bạn muốn nói: “Nhưng…” – Trình bày (Communicate) chủ đề bạn muốn nói: “Điều mà khách hàng phản ánh với tôi lại là…”.

Nếu câu hỏi đưa ra đúng chủ đề và bạn chắc chắn phải trả lời thì hãy phổ biến: “Câu hỏi rất thú vị, các bạn hãy dành 5 phút để thảo luận và chúng ta sẽ tìm câu trả lời chính xác nhất!”.

Trong thời gian Học viên thảo luận, bạn hãy đưa Google để tìm đáp án. Rất đơn giản và bạn sẽ là “chuyên gia” chỉ trong 5 phút tìm kiếm.

Còn một cách khác: hãy tận dụng các Học viên xuất sắc mà bạn tin tưởng là sẽ trả lời tốt. Hãy nhường phần trả lời cho họ và bạn sẽ bớt đi một việc khó khăn. Trainer giảm bớt công việc của mình và thúc đẩy Học viên tự động não cũng là một training skills quan trọng.

Bạn có biết: Chuyên viên đào tạo và cách xử lý Q&A

Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ chuẩn 3+

Học viên hòa mình vào không khí 3V
Học viên hòa mình vào không khí 3V

Để phát triển một cách chuyên nghiệp kỹ năng đào tạo (training skills) chuẩn 3+, VMP Academy thiết kế riêng cho giảng viên nội bộ chương trình Train The Trainer 3+. Bạn sẽ cảm nhận được không khí sôi động Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) với 70% thời lượng trong 3 ngày dành riêng cho thực hành.

Tham khảo ngay: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/