“Làm Mới” Phương Pháp Đào Tạo

Làm mới phương pháp đào tạo

 

Bạn là một Trainer và đã cố gắng cập nhật đổi mới phương pháp đào tạo nhưng hiệu quả vẫn chưa thật sự đạt được như mong muốn. Vậy đâu là vấn đề bạn đang gặp phải? Bài viết này chỉ ra các vấn đề trong việc làm mới phương pháp đào tạo: Tiếp tục “ru ngủ” hay phá bỏ cái cũ?, Leader bằng với Trainer, Nền tảng tốt là điều cần thiết trong nghề đào tạo.

Tiếp tục “ru ngủ” hay phá bỏ cái cũ?

Tiếp tục ru ngủ hay phá bỏ cái cũ
Tiếp tục “ru ngủ” hay phá bỏ cái cũ

Bạn có đang gặp phải trường hợp, Trainer đứng giảng, học viên thì làm việc riêng, tỏ ra không hứng thú với buổi đào tạo. Bạn không thể điều phối lớp học được như mong muốn. Hơn thế, bạn khác xa thế hệ của học viên và đang không biết làm cách nào để tìm ra tiếng nói chung. Bạn thấy rõ vấn đề nhưng mãi không có được phương pháp mới.

Kết quả là buổi đào tạo trở nên nhàm chán, học viên thì không nhận được giá trị. Trainer mất động lực cống hiến, từ đó không thể thăng tiến trong hành trình đào tạo. Hơn thế Trainer không đáp ứng được nhu cầu đào tạo, dẫn đến tổ chức không thể phát triển dài lâu.

Điều này được minh chứng rõ nhất qua câu chuyện thương hiệu của Nokia. Thương hiệu này đã đứng đầu trong thị trường công nghệ thời ấy, nhưng mãi không chịu thay đổi, vẫn giữ nguyên cơ chế hoạt động cũ. Sau đó thì hàng loạt thương hiệu ra đời và soán ngôi họ như Apple và Samsung. Bằng những bằng chứng tương tự như thế, một người Trainer phải luôn không ngừng tìm ra phương pháp mới nếu không sẽ bị “vùi dập” về sau.

Leader chính là Trainer và ngược lại 

Leader chính là Trainer và ngược lại
Leader = Trainer

Ở một Trainer, kỹ năng đặc biệt quan trọng cần phải có là điều phối và kiểm soát lớp học. Còn đối với một Leader, người đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nếu muốn đào tạo giỏi phải có phong cách trình bày thu hút sáng tạo như một Trainer. Chính vì thế, chúng ta cần phải hiểu tư duy Leader bằng với Trainer để có phương pháp thay đổi và hoàn thiện.

Để làm tốt hơn, cả Trainer và Leader có thể dựa trên nền tảng tháp mức độ tiếp thu của người học để đưa ra phương pháp mới. Với mục đích lấy giá trị mang lại cho người học làm trung tâm. Tháp học tập được chia làm 2 vấn đề chính của người đào tạo: “NATO (Not Action Talk Only), AFTA (Action First Talk After)”.

Theo đó, để tháp mức độ tiếp thu đạt được hiệu quả nhất đòi hỏi Trainer và Leader phải luôn chuyển động dựa trên những nền tảng cơ bản đó.

Nền tảng tốt là điều cần thiết cho nghề đào tạo

Nền tảng trong đào tạo
Nền tảng trong đào tạo

Để làm mới phương pháp đào tạo dựa trên những nền tảng cơ bản, bạn cần phải hiểu NATO và AFTA liên quan đến những vấn đề nhỏ nào?

NATO ( Not action talk only) được hiểu khi học viên trải nghiệm và tỷ lệ tương ứng mà họ nhận giá trị: Nghe 5%, đọc 10%, video 20%, minh họa 30%. Người đào tạo nếu không cho học viên hành động thì mức tối đa ghi nhớ chỉ chiếm 30%.

AFTA (Action first talk after) liên quan đến mức độ ghi nhớ của người học khi họ được hành động: Thảo luận 50%, thực hành 75%, dạy lại 90%. Dựa vào tỷ lệ như thế, người đào tạo cần phải tập trung xây dựng phương pháp giúp học viên thực hành nhiều hơn.

Để có thể hoàn thiện nền tảng và có nhiều phương pháp đào tạo hơn, bạn có thể tham khảo sự kiện Trainer’s Day. Sự kiện này được dẫn dắt bởi chuyên gia đào tạo Phan Hữu Lộc, diễn ra vào thứ 7, ngày 25/02/2023.