Thế nào là kỹ năng đào tạo? Quy trình chuyên nghiệp triển khai khóa đào tạo? Tips nào để quy trình diễn ra thuận lợi nhất? Bài viết này dành cho bạn!
Một doanh nghiệp thành công cần phải đưa ra chiến lược phát triển tương lai rõ ràng và đội ngũ nhân lực tiềm năng để thực hiện công việc. Nhân lực giỏi thì thường hiếm và phải tốn một khoản chi phí khá đắt để chiêu mộ. Xu hướng hiện tại của các công ty hiện nay là đào tạo nhân viên có tiềm năng và nuôi dưỡng từ từ để thành “hiền tài” phục vụ cho công ty.
Thế nhưng đào tạo như thế nào là câu hỏi khó và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình.
Nội dung bài viết:
ToggleTHẾ NÀO LÀ KỸ NĂNG ĐÀO TẠO?
Đào tạo là sự truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tế của người giảng dạy cho học viên đối với vấn đề cần được giải quyết. Từ đó giúp học viên áp dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.
Đào tạo thực ra là sự lắng nghe giữa người và người, hiểu được Học viên đang thiếu sót gì trong công việc của họ. Từ đó, lập kế hoạch và truyền tải kiến thức, kinh nghiệm của mình đến với người khác. Giúp họ hiểu rõ được thiếu sót và áp dụng kiến thức đã được đào tạo vào trong công việc hiệu quả hơn.
Đào tạo thực ra là sự lắng nghe giữa người và người, hiểu được Học viên đang thiếu sót gì trong công việc của họ.
Xem thêm: Kỹ năng đứng lớp.
03 BƯỚC TRIỂN KHAI KHÓA ĐÀO TẠO HIỆU QUẢ
Bạn không nghe lầm đâu. Đào tạo được xem như là 1 kỹ năng cần thiết, vô cùng quan trọng đến sự thịnh vượng của công ty và luôn phải dành thời gian để trau dồi thêm kiến thức để phát triển kỹ năng đào tạo này.
Sau đây là 03 bước triển khai khóa đào tạo hiệu quả:
#Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo
Thu thập, tìm hiểu và đánh giá về công việc và những thiếu sót của học viên để giúp cải thiện và nâng cao năng suất công việc. Dành thời gian để tìm hiểu về khóa đào tạo mình sẽ đứng lớp. Ví dụ tìm hiểu lĩnh vực sẽ đào tạo, số học viên tham dự cũng như độ tuổi trung bình học viên để có thể lựa chọn được cách thức truyền đạt hiệu quả.
#Bước 2: Lên kế hoạch và thực hiện
Tìm hiểu về mặt tốt và những phần khuyết điểm để nêu ra trong quá trình đào tạo. Mở đầu quá trình đào tạo, chúng ta có thể tán thưởng những mặt tốt của nhân viên. Từ đó tạo ra được mối quan hệ thân thiết giữa “người đứng lớp” và “người học”.
Khi đã có được sự thân thiết, chúng ta sẽ bắt đầu nêu ra những khuyết điểm còn thiếu sót của học viên. Khi đó, học viên sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ nhận ra thiếu sót của mình hơn.
Nghiên cứu và tìm ra giải pháp thích hợp giúp giải quyết vấn đề mà học viên đang vướng phải. Từ đó truyền đạt thật rõ ràng giúp họ sửa chữa khuyết điểm, đồng thời phát triển năng lực trong công việc.
Người đào tạo có thể chỉ ra những lợi ích cho cá nhân học viên khi những khuyết điểm, thiếu sót ấy được khắc phục. Khi đó, học viên sẽ cảm thấy hào hứng hơn với những kiến thức ấy. Sau mỗi phần đào tạo, có thể đặt ra 1 vài câu hỏi để kiểm tra xem học viên có nắm bắt được vấn đề vừa mới truyền đạt hay không. Từ đó thay đổi nhịp độ giảng dạy.
Bạn cần giải đáp mọi thắc mắc cũng như câu hỏi của học viên còn đang thắc mắc. Có thể kết hợp các trò chơi, đố vui có thưởng để giúp “người học” có hứng thú hơn trong quá trình đào tạo và giúp những kiến thức cần truyền đạt được ghi nhớ hơn. Đây cũng là kỹ năng đào tạo rất quan trọng.
#Bước 3: Đánh giá chương trình đào tạo đã thực hiện
Có thể kêu gọi học viên làm 1 bài khảo sát cảm nhận của bản thân về khóa đào tạo đã diễn ra. Tiếp theo, hãy soạn 1 bài tập trắc nghiệm “nho nhỏ” cho học viên thực hiện để xem mức độ tiếp thu cũng như khả năng truyền đạt của mình tới đâu.
Nhờ học viên gửi kết quả thực hiện công việc của mình sau 1 tháng “tốt nghiệp” lớp đào tạo để so sánh với kết quả của nhân viên trước khi tham gia lớp đào tạo. Từ đó rút ra được ưu điểm cũng như khuyết điểm cần được cải thiện cho những khóa đào tạo sau này.
Có thể bạn quan tâm: 3 Kỹ năng cần thiết cho chuyên viên đào tạo
MỘT VÀI TIPS GIÚP QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
→ TIPS hay: Đào tạo Trainer – 12 bí kíp kết nối hiệu quả với học viên.
Trong quá trình truyền đạt kiến thức, “người đứng lớp” nên giảng dạy bằng một giọng rõ ràng, dứt khoát để tạo nên được sự tin tưởng cho học viên. Bạn cũng cần thường xuyên lắng nghe cảm nhận của học viên để cải thiện khả năng đào tạo. Ngoài ra, bạn cần liên tục tương tác với học viên. Không nên để tình trạng “1 người nói” – “vài người nghe” – “vài người làm chuyện riêng” khiến công sức của cả người đào tạo và học viên trở nên vô ích.
Đặc biệt, bạn cần liên tục tạo mối quan hệ thân thiết đối với học viên trong suốt quá trình đào tạo. Ví dụ đôi khi nói 1 câu vui đùa giúp không khí đào tạo trở nên thoải mái hơn. Lưu ý, hãy thường xuyên đưa ra những dẫn chứng cụ thể thực tế để giúp học viên tiếp thu dễ dàng hơn với kiến thức cần truyền đạt.
Bài viết là những kiến thức tổng quan giúp cho mọi người hiểu hơn về kỹ năng đào tạo cũng như những kinh nghiệm cần thiết giúp cho quá trình đào tạo đạt được hiệu quả hơn.
Bạn cần liên tục tạo mối quan hệ thân thiết đối với học viên trong suốt quá trình đào tạo.
Xem thêm các kỹ năng liên quan:
Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ chuẩn 3+
Để phát triển một cách chuyên nghiệp kỹ năng đào tạo chuẩn 3+, VMP Academy thiết kế riêng cho giảng viên nội bộ chương trình Train The Trainer 3+. Bạn sẽ cảm nhận được không khí sôi động Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) với 70% thời lượng trong 3 ngày dành riêng cho thực hành.Tham khảo ngay: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/