12 NĂNG LỰC ĐỂ TRỞ THÀNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO XUẤT SẮC | Train The Training Manager 20, 22, 27/08/2021

Bạn đang trên con đường tìm kiếm các năng lực để trở thành quản lý đào tạo xuất sắc? Bài viết này là dành cho bạn. Theo đó, để trở thành nhà quản lý đào tạo xuất sắc, bạn cần các năng lực như phân tích nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo, phát triển xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện các hoạt động đào tạo và đo lường đánh giá cũng như đưa ra định hướng cho doanh nghiệp. Những năng lực này tương ứng với 04 vai trò và 02 nhiệm vụ của nhà phụ trách đào tạo. 

Đây cũng là nội dung được chia sẻ tại khóa Train The Training Manager 20, 22, 27/08/2021.

Khoá Train The Training Manager do Trainer Phan Hữu Lộc đứng lớp diễn ra ngày 20, 22, 27/08/2021.
Khoá Train The Training Manager do Trainer Phan Hữu Lộc đứng lớp diễn ra ngày 20, 22, 27/08/2021.

Vai trò và nhiệm vụ của nhà quản lý đào tạo

Đa số nhà quản lý đào tạo thường phải kiêm luôn công việc của một chuyên viên đào tạo vì không xác định được đúng vai trò nhiệm vụ của mình. Họ rơi vào vòng xoáy làm việc theo chỉ thị từ sếp thay vì là người “hiến kế” cho sếp về các hoạt động đào tạo.

Nhà quản lý đào tạo có 4 vai trò chính là Training (đào tạo) – Development (phát triển) – Manager (quản lý) – Consultant (tư vấn). Tương ứng với 02 nhiệm vụ rất quan trọng đó là: Đảm bảo nhân viên trong công ty có đầy đủ các khả năng thực hiện công việc và Tư vấn phương pháp kèm theo giải pháp đào tạo cho doanh nghiệp.

“Nhà quản lý đào tạo không dừng lại ở việc đảm bảo cho nhân viên trong công ty đủ năng lực và động lực làm việc, mà còn phải là người tư vấn giải pháp đào tạo cho doanh nghiệp của mình.” – Trainer Phan Hữu Lộc chia sẻ với các học viên khóa Train The Training Manager ngày 20, 22, 27/08/2021.

12 năng lực để trở thành quản lý đào tạo xuất sắc

Tổng hợp 12 năng lực để trở thành quản lý đào tạo xuất sắc.
Tổng hợp 12 năng lực để trở thành quản lý đào tạo xuất sắc.

Dẫn giảng – Training Delivery

Một giảng viên giỏi là một người có kỹ năng dẫn giảng tuyệt vời. Dẫn giảng lôi cuốn không chỉ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn giúp học viên tập trung chăm chú lắng nghe những gì bạn nói, việc tiếp thu kiến thức theo đó cũng hiệu quả hơn. OSCAR là mô hình giúp nhà quản lý Đào tạo có thể nâng cao kỹ năng dẫn giảng của mình. 

Chuẩn bị và tổ chức khóa đào tạo

Chuẩn bị và tổ chức khóa đào tạo cũng là một năng lực không thể thiếu để trở thành một Trainer giỏi. Một khóa đào tạo được tổ chức bài bản, đầu tư giúp mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp và cả học viên. Để tổ chức một khóa đào tạo hiệu quả, bạn cần lên kế hoạch một cách tỉ mỉ bằng công cụ 5W1H.

Thiết kế chương trình đào tạo

Năng lực này cho phép nhà phụ trách đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế từ người học, từ doanh nghiệp và xây dựng, thiết kế nên được một chương trình đào tạo bài bản. Nhà phụ trách đào tạo có thể cải thiện năng lực này nhờ vào mô hình ADDIE. Mô hình cung cấp cho bạn cách tiếp cận, xây dựng tài liệu, bài giảng dành cho giảng viên nội bộ.

Đối với vai trò là một nhà phát triển đào tạo, người quản lý đào tạo cần phải có 03 năng lực tương ứng sau đây.

Phát triển công cụ theo dõi đánh giá

Để biết được các chương trình đào tạo có đạt hiệu quả hay không, nhà phát triển đào tạo cần có các công cụ theo dõi đánh giá đúng. Trong các đối tượng cần đánh giá, nhà quản lý đào tạo cần lưu ý đánh giá đào tạo giảng viên nội bộ, vì đây là đối tượng chủ chốt được tập trung đào tạo tại doanh nghiệp. Có 04 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo giảng viên nội bộ mà bạn có thể dùng, đó là reaction – learning – behavior và result. 

Phát triển quy trình quy chế đào tạo

Trong thực tế, không ít nhà quản lý đào tạo khi tổ chức lớp học những học viên không hứng thú tham gia hoặc tham gia cũng không nghiêm túc và để tâm vào lớp học. Điều này xảy ra là bởi vì bạn chưa có một quy trình/quy chế đào tạo cụ thể trong lớp của mình. Đề ra quy trình quy chế đào tạo như đề ra “luật chơi” cho học viên và khi vào lớp của bạn, buộc họ phải tuân theo.

Ứng dụng công nghệ mới

Hoạt động đào tạo biến đổi rất nhiều khi chúng ta phải làm việc qua online. Việc ứng dụng công nghệ mới không còn là điều nên làm mà là điều bắt buộc phải làm nếu nhà phụ trách đào tạo muốn duy trì công việc của mình. Nhà phụ trách đào tạo phải có trách nhiệm đưa ra những công cụ mới, ứng dụng để phát triển năng lực đội ngũ của nhân viên trong công ty.

Đối với vai trò là một người quản lý đào tạo, cũng có 03 năng lực tương ứng mà nhà quản lý đào tạo cần có, đó là:

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Năng lực lập kế hoạch là rất quan trọng đối với nhà quản lý đào tạo. Việc lập kế hoạch đào tạo giúp mọi việc được thực hiện khoa học, hợp lý và tuần tự theo từng bước, nhân viên sẽ được định hướng phát triển tốt hơn. 

Nhà quản lý đào tạo có thể dựa vào 07 dấu hiệu để xác định nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp, qua đó lên được một kế hoạch sát với nhu cầu và mang lại hiệu quả đào tạo cao hơn. Xây dựng kế hoạch đào tạo thông thường sẽ được tính theo quý hoặc theo năm. 

Tổ chức các hoạt động đào tạo

Trước khi trở thành một nhà quản lý đào tạo, chắc hẳn bạn cũng đã từng làm công việc của một giảng viên nội bộ. Công tác tổ chức các hoạt động đào tạo cũng vì thế mà không còn xa lạ gì đối với bạn. Việc tổ chức đào tạo bao gồm tổ chức nội bộ hoặc thuê ngoài. Năng lực tổ chức các hoạt động đào tạo cho phép nhà quản lý đào tạo biết cách điều phối mọi hoạt động trong khóa đào tạo. 

Đánh giá đo lường hiệu quả

Sau khi tổ chức hoạt động đào tạo, nhà quản lý đào tạo tiến hành đánh giá đo lường hiệu quả các hoạt động đào tạo. Có 04 phương pháp đánh giá đào tạo phổ biến là: Quan sát, sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn, phỏng vấn nhóm. Quản lý đào tạo dựa trên 04 mức độ đánh giá để chọn ra phương pháp phù hợp ở mỗi giai đoạn. 

Các anh chị Quản lý đào tạo đang thực hành các phương pháp, công cụ để trở thành nhà quản lý đào tạo xuất sắc.
Các anh chị Quản lý đào tạo đang thực hành các phương pháp, công cụ để trở thành nhà quản lý đào tạo xuất sắc.

Với vai trò là một người tư vấn, có 03 năng lực mà một người quản lý đào tạo cần có là:

Tư vấn chiến lược đào tạo

Ngoài nhiệm vụ phụ trách các hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo đội ngũ nhân viên có đủ năng lực thực hiện công việc, nhà phụ trách đào tạo cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ tư vấn chiến lược đào tạo cho ban giám đốc và doanh nghiệp.

Có 02 thứ mà nhà đào tạo cần lưu ý tìm hiểu để có thể tư vấn chiến lược đào tạo, đó là: Mục tiêu của tổ chức, năng lực hiện tại của tổ chức. Khi đo lường năng lực hiện tại và so sánh với mục tiêu tổ chức, nhà phụ trách đào tạo có thể tìm ra được “GAP” và lựa chọn tham vấn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Tư vấn lộ trình đào tạo và phát triển

Lộ trình đào tạo và phát triển sẽ được thiết kế tuỳ thuộc vào chức danh/năng lực của một nhóm đối tượng, thông thường sẽ đi theo các cấp độ sau: Kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc, kỹ năng mềm/con người, kỹ năng lãnh đạo. Ở mỗi giai đoạn sẽ có các khóa đào tạo phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng cho đối tượng cần được đào tạo.

Thành công của nhà quản lý đào tạo là đưa ra được lộ trình đào tạo cụ thể cho từng đối tượng. Dựa vào đó tư vấn, thuyết phục ban giám đốc duyệt kế hoạch và áp dụng vào doanh nghiệp.

Tư vấn phương pháp đào tạo

“Phương pháp quyết định kết quả”. Là nhà quản lý đào tạo, bạn cần tư vấn cho doanh nghiệp của mình sử dụng các phương pháp đào tạo đúng, phù hợp để nâng cao chất lượng các khóa đào tạo.

Có rất nhiều phương pháp giảng dạy, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng việc đào tạo người trưởng thành rất khác so với việc đào tạo một sinh viên. Đa số những người phụ trách đào tạo đứng lớp và dẫn giảng như một “giảng viên ở trường đại học”, đứng nói liên hồi và nhân viên ngồi nghe thụ động. Cơ bản phương pháp này không phù hợp với người đi làm, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm lâu năm.

Bạn có thể áp dụng phương pháp Learning By Doing 3V tại các khoá học trong doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Tạm kết

Trên đây là 12 năng lực mà bất cứ nhà Quản lý Đào tạo nào cũng cần phải có. Đây là những năng lực rất cơ bản và là nền tảng vững chắc giúp bạn trở thành nhà Quản lý Đào tạo xuất sắc.