Chương trình phát triển giảng viên chuyên nghiệp chuẩn 3+

giảng viên chuyên nghiệp

Chương trình phát triển giảng viên chuyên nghiệp chuẩn 3+

Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+ dành cho ai? Mang lại giá trị gì? Nội dung chính là gì? Có gì khác biệt?

Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+ (Professional Trainer Development Program 3+) sẽ mang đến cho Học viên trải nghiệm tuyệt vời với 70% thời gian thực hành tại lớp.

Đối tượng tham gia

Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+ phù hợp với: Giảng viên nội bộ / Trainer muốn sở hữu phương pháp linh hoạt lôi cuốn và tạo nên sự khác biệt; Training Manager / HR Manager muốn trang bị năng lực giảng dạy bải bản, khóa học, đạt tiêu chuẩn cao cho đội ngũ quản lý và giảng viên nội bộ; Chủ doanh nghiệp, quản lý, lãnh đạo muốn truyền tải mục tiêu và biểu đạt nội dung hiệu quả giúp đội ngũ thành công.

Học viên lớp thực hành ngay tại lớp
Học viên lớp thực hành ngay tại lớp

Giá trị cho Học viên

Đến với Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+, Học viên sẽ: Hiểu rõ bản chất của đào tạo, giáo dục và huấn luyện; Nắm được 4 nguyên tắc để tạo nên phương pháp và thiết kế chương trình đào tạo theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp; Nắm bắt tâm lý của Học viên và phương pháp đào tạo cho người trưởng thành; Sở hữu 5 phương pháp đào tạo linh hoạt theo từng dạng nội dung; Vận dụng quy trình phát triển tài liệu giảng dạy SMILE.

Đặc biệt, Học viên: Thực hành giảng dạy với cấu trúc “OSCAR” và 9 kỹ thuật dẫn giảng; Rèn luyện thuần thục các kỹ năng và phi ngôn từ trong giảng dạy; Sử dụng các công cụ hữu hiệu trong đào tạo; Trải nghiệm và thao giảng ứng dụng ngay trong khóa học; Được nhắc nhớ, cố vấn và kèm cặp đến khi làm được sau đào tạo.

Vui vẻ - Vận động - Vận dụng
Vui vẻ – Vận động – Vận dụng

Phương pháp được triển khai trong chương trình giảng viên chuyên nghiệp

Chúng tôi triển khai phương pháp Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) trong Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+. Cụ thể, 70% thời gian tại lớp sẽ dành cho những hoạt động thực hành kiến thức đã được mô hình hóa dễ nhớ. Sau mỗi nội dung, bạn sẽ có Kế hoạch hành động cụ thể để áp dụng vào công việc thực tế.

Learning by Doing 3V
Learning by Doing 3V

Nội dung chính trong chương trình giảng viên chuyên nghiệp

Chúng tôi hệ thống Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+ theo cấu trúc “i.VMP.TTT” gồm những nội dung từ tổng quan, định hướng đến việc thay đổi tư duy, phương pháp, công cụ trong quá trình giảng dạy. Cụ thể:

#IDENTIFY: CHÂN DUNG NHÀ ĐÀO TẠO CHUẨN 3+

Trong Học phần này, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi: Đào tạo là gì?; Để trở thành giảng viên thì cần có năng lực cần thiết nào?; Vai trò của giảng viên trong lớp học?; Năng lực Giảng viên nội bộ và Năng lực chuẩn 3+?; Mức độ của một năng lực được đánh giá như thế nào?.

#VALUE: GIÁ TRỊ “KIỀNG 3 CHÂN” CỦA ĐÀO TẠO

Bạn sẽ hiểu được Giá trị của đào tạo đối với Cá nhân, Tổ chức và Học viên.

#MINDSET: XÁC ĐỊNH TƯ DUY ĐÚNG TRONG ĐÀO TẠO

Ở phần này, bạn sẽ nắm rõ nguyên tắc trong đào tạo. Tiếp theo, bạn sẽ nắm được tư duy đúng của nhà đào tạo.

Không khí thực tế tại lớp giảng viên chuyên nghiệp
Không khí thực tế tại lớp

#PROCESS & METHODS: QUY TRÌNH “SMILE” VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO V.M.P

Bạn sẽ thực hành thành công: Quy trình thiết kế bài giảng ADDIE; Đề cương/Outline; Kế hoạch bài giảng/Lesson Plan; Cấu trúc một khóa đào tạo – OSCAR.

#TRAINING SKILLS: 10 CÔNG THỨC PHỐI HỢP TRONG ĐÀO TẠO VÀ KỸ NĂNG ĐIỀU PHỐI LỚP HỌC

Ở phần này, bạn sẽ thực hành thành công: 9 kỹ thuật dẫn giảng hiệu quả; 7 phi ngôn từ trong giảng dạy; 5 bước điều phối hoạt động; Cấu trúc dẫn dắt nội dung: GLOSS– EASE– OFF; 5 kỹ năng giao tiếp và tương tác.

#TOOLS: SỬ DỤNG CÔNG CỤ 5 SAO

Bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng các công cụ hỗ trợ trong đào tạo và xử lý tình huống như: Cách viết Flipchart; Cách sử dụng công cụ trình chiếu và Checklist/Lesson Plan.

#TEACH BACK: THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT DIỄN XUẤT “OSCAR” TRONG ĐÀO TẠO

Đây là một trong những phần quan trọng nhất của Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+. Ở phần này, bạn sẽ: Thao giảng với nội dung riêng của từng học viên và rèn luyện kỹ năng trong quá trình đào tạo; Giao tiếp và nắm bắt tâm lý người học; Lắng nghe và đặt câu hỏi hiệu quả; Phản hồi hiệu quả; Xử lý tình huống; Quản lý thời gian giảng dạy.

Học viên thực hành tại lớp giảng viên chuyên nghiệp
Học viên thực hành tại lớp

Hoàn thiện 15 năng lực đào tạo

Khi nắm được Bộ 15 năng lực, bạn sẽ biết giảng viên cần cải thiện gì để trở nên chuyên nghiệp. Các năng lực dưới đây đều nằm trong Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+. 15 Năng lực được chúng tôi tổng hợp từ chương trình đào tạo giảng viên chuyên nghiệp như sau:

#NĂNG LỰC 1: Phân tích được nhu cầu đào tạo

Giảng viên biết cách lập bảng câu hỏi TNA và sử dụng 1 trong 10 phương pháp để phân tích nhu cầu đào tạo. Cụ thể, 10 phương pháp TNA có thể kể đến là: Quan sát; Bảng câu hỏi; Tham khảo tài liệu kỹ thuật; Chuyên gia tư vấn; Phỏng vấn trực tiếp; Thảo luận nhóm; Đại diện nhóm; Kiểm tra; Đánh giá; Phương tiện thông tin.

#NĂNG LỰC 2: Thiết kế đề cương bài giảng – Outline

Giảng viên biết cách thiết kế đề cương bài giảng theo chuẩn V.M.P. Trong đó có đủ Value (Giá trị sau khóa học), Methods (Mô tả phương pháp thực hiện) và Program (Cung cấp nội dung chính với cấu trúc rõ ràng).

#NĂNG LỰC 3: Xây dựng kế hoạch bài giảng

Chuyên gia hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài giảng chuyên nghiệp
Chuyên gia hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài giảng chuyên nghiệp

Giảng viên biết cách xây dựng kế hoạch bài giảng (Lesson Plan) thể hiện được phương pháp triển khai ở mỗi nội dung và thời lượng cho từng học phần. Trong kế hoạch bài giảng có các thông tin cơ bản như: Tên khóa – Ngày tổ chức – Thời lượng – Giảng viên – Giá trị mà Học viên nhận được tại chương trình. Nội dung chi tiết bạn lập thành một bảng gồm 05 cột: Số thứ tự (No.) – Nội dung (Content) – Giá trị đạt được (Value) – Phương pháp (Method) – Thời lượng (Period).

#NĂNG LỰC 4: Phát triển tài liệu

Giảng viên biết cách thiết kế bài giảng gồm: Tài liệu trình chiếu; Tài liệu học viên: Tài liệu đọc thêm; Bài tập liên quan. Ví dụ khi thiết kế slide bài giảng, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau: Nội dung rõ ràng; Đơn giản hóa; Không quá nhiều chữ; Kích cỡ tiêu đề 36, nội dung 28; Màu sắc tương phản và đồng nhất; Làm nổi bật thông tin quan trọng; Ưu tiên hình và biểu đồ hơn bảng số liệu.

#NĂNG LỰC 5: Chuẩn bị lớp học

Giảng viên biết cách chuẩn bị nội dung bài giảng, công cụ liên quan như: Lập các danh mục cần chuẩn bị (Checklist); Chuẩn bị cẩn thận trước khi đào tạo (tài liệu giảng dạy, thông tin học viên…). Ví dụ cho các công cụ hỗ trợ như: Chế độ 2 màn hình; Flichart; Bảng; Checklist; Handout + Bài tập; Bút giảng viên; Micro; Bút trình chiếu.

#NĂNG LỰC 6: Mở đầu

Giảng viên thực hiện mở đầu theo quy trình 7 bước VMP. Cụ thể 7 bước bạn thực hiện ở phần mở đầu gồm: Quét mắt; Thu hút; Chào mừng; Giới thiệu; Tôn vinh; Giá trị chương trình; Thỏa thuận danh dự.

Tập - Tập - Tập (3T) giảng viên chuyên nghiệp
Tập – Tập – Tập (3T)

#NĂNG LỰC 7: Trình bày

Giảng viên trình bày kết hợp minh họa với cử chỉ cơ thể và giọng điệu. Theo Mô hình 7:38:55 – DR. MEHRABIAN thì sự truyền đạt thành công nội dung bài giảng chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố theo tỷ lệ: Cử chỉ cơ thể – 55%; Giọng điệu – 38%; Lời từ – 7%. Vì vậy, năng lực trình bày chịu ảnh hưởng phần lớn bởi cử chỉ cơ thể và giọng điệu.

#NĂNG LỰC 8: Khả năng diễn tả bằng ngôn ngữ hình thể

Giảng viên sử dụng tốt ngôn ngữ hình thể (ánh mắt, giọng nói, tư thế, cử chỉ, điệu bộ…). Khi đứng lớp, việc kết nối bằng mắt với tất cả Học viên rất quan trọng để chiếm được lòng tin và cảm tình của mọi người.

#NĂNG LỰC 9: Giọng điệu

Giảng viên sử dụng giọng điệu linh hoạt theo mong muốn. Ví dụ như to, rõ, dứt khoát, tốc độ vừa phải, điểm nhấn, sống động, nhiệt huyết… Để làm được điều này, giảng viên cần duy trì kết nối mắt với toàn bộ Học viên. Ví dụ khi Học viên có dấu hiệu “tụt” năng lượng thì giọng điệu mạnh mẽ nhiệt huyết sẽ giúp ích.

#NĂNG LỰC 10: Ngôn từ

Giảng viên sử dụng ngôn từ linh hoạt. Và đặc biệt giảng viên cần luôn luôn sử dụng từ ngữ tích cực. Một số mẫu câu giảng viên có thể dùng như: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”; “Đó là sự hân hạnh của tôi!”; “Tôi rất tiếc khi việc này xảy ra!”; “Để tôi tìm người có thể hỗ trợ bạn!”.

Thực hành thành công ngay tại lớp giảng viên chuyên nghiệp
Thực hành thành công ngay tại lớp

#NĂNG LỰC 11: Điều phối

Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để điều phối hiệu quả. Ví dụ như: Thảo luận nhóm; Đặt câu hỏi; Trò chơi; Bài tập tình huống; Đóng kịch…

Tips hay: Kỹ năng điều phối lớp học

#NĂNG LỰC 12: Dẫn giảng

Giảng viên dẫn dắt bằng câu hỏi, gợi ý, giúp học viên ra quyết định, quan sát và tương tác thường xuyên với họ trong quá trình giảng. Ví dụ như bạn giải thích rõ ràng, chính xác: “Các bạn đã rõ những gì tôi vừa chia sẻ? Nếu rõ thì vỗ vai người bên cạnh và nói “Mình hiểu rồi!””.

Xem chi tiết: Kỹ năng dẫn giảng

#NĂNG LỰC 13: Động viên và khuyến khích

Giảng viên tạo và duy trì năng lượng, không khí vui vẻ, cởi mở trong lớp học; Động viên để tạo cơ hội tham gia cho học viên. Ví dụ khi bạn tổ chức hoạt động để tạo không khí cởi mở thì hãy phổ biến như sau: “Để… thì chúng ta sẽ đến với hoạt động sau đây… Mời các bạn đứng lên và di chuyển đến… Các bạn đã sẵn sàng chưa? Nếu đã sẵn sàng thì chúng ta bắt đầu!”.

#NĂNG LỰC 14: Giải đáp thắc mắc

Giảng viên phản hồi linh hoạt với những câu hỏi, thắc mắc, ý kiến của học viên; dẫn dắt và điều phối kết hợp kỹ thuật 3L. Cụ thể với 3L: Lắng nghe – Lặp lại – Linh hoạt thì bạn sẽ làm chủ được 100% tình huống Q&A “khó chịu” nhất.

Kỹ thuật giải đáp thắc mắc trong phần Q&A giảng viên chuyên nghiệp
Kỹ thuật giải đáp thắc mắc trong phần Q&A

#NĂNG LỰC 15: Kết thúc và đánh giá khóa học

Giảng viên kết thúc đúng thời điểm, có ôn tập, đánh giá chương trình. Theo đó, giảng viên đưa ra thông điệp truyền cảm hứng sau chương trình và phát biểu lời cảm ơn trước khi kết thúc. Cụ thể trong phần kết thúc: “Tóm lại, chúng ta vừa nâng cấp kỹ năng… Trước tiên tôi xin cảm ơn các bạn đang ngồi ở đây… Tiếp theo tôi xin cảm ơn các đồng đội… Với những kỹ năng được phát triển trong lớp này, tôi muốn bạn sẽ áp dụng vào… Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!”.

Môi trường Cafe and Learn luyện tập sau đào tạo

Sau Đào tạo, Học viên được tham gia Café & Learn hoàn toàn miễn phí tại nhiều địa điểm trên cả nước, nhằm luyện tập những kỹ năng đào tạo và dẫn giảng hiệu quả thông qua các chủ đề khác nhau.

Cộng đồng Café and Learn giảng viên chuyên nghiệp
Cộng đồng Café and Learn

Hình thành và ra đời từ năm 2015, Cafe and Learn (CFL) là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, hướng đến các giá trị chia sẻ vì cộng đồng được VMP Academy xây dựng, phát triển. Trải qua gần 6 năm hoạt động, Cafe and Learn đã tổ chức hàng trăm chủ đề Offline với sự hưởng ứng tích cực từ các thành viên thường trực. Các thành viên này gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo cũng như học viên ưu tú khóa Chương trình Phát triển Giảng viên Chuyên nghiệp chuẩn 3+, Giảng viên nội bộ.

Hotline tư vấn 24/7: 1800 6981

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon

Đăng ký Nhận Brochure