Check List tổ chức đào tạo – Kỹ năng cần thiết cho training

Kỹ năng cần thiết cho training

Người phụ trách đào tạo có bao giờ tự hỏi kỹ năng cần thiết cho training là gì? Với kinh nghiệm đào tạo cho hơn 8000 giảng viên nội bộ tại chương trình Train The Trainer 3+, chúng tôi rút ra được: Không phải là tố chất, mà là “sự cẩn thận”. Cụ thể, bất kỳ nghiệp vụ nào cũng đều cần Check List. Đặc biệt với khóa đào tạo sẽ giúp người phụ trách hạn chế sai sót trong tầm kiểm soát.

Xem bài viết liên quan: Kỹ năng đứng lớp

Theo đó, chúng tôi cung cấp cho bạn Check List để tổ chức “trôi chảy” mọi khóa đào tạo. Trong phạm vi bài viết này, VMP Academy chỉ đưa ra những thông tin cơ bản về các đề mục. Để sở hữu thêm sự cố vấn chất lượng bạn có thể liên hệ Hotline 1800 6981 nhằm được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.

Bất kỳ nghiệp vụ nào cũng đều cần Check List!

1/ Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA)

Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA)
Phân tích nhu cầu đào tạo (TNA)

Phân tích nhu cầu đào tạo là quá trình xác định phần trống giữa những khóa hiện tại và nhu cầu thực sự của nhân viên. Quá trình này giúp phát hiện ra những nhu cầu đào tạo liên quan đến kỹ năng, kiến thức và thái độ của Nhân viên.

2/ Thiết lập mục tiêu đào tạo

Trong bất kỳ công việc gì, mục tiêu ban đầu luôn đóng vai trò quyết định. Đặc biệt trong đào tạo, bạn cần có những nguyên tắc nhất định để thiết lập mục tiêu hiệu quả:

  • Mục tiêu đào tạo cần là kim chỉ nam cho bất kỳ học phần, hoạt động xuyên suốt chương trình.
  • Tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mơ hồ như “hiểu được”, “nhận ra”, “học”… Hãy tập trung vào các từ rõ ràng kết quả như “tạo ra”, “mô phỏng”, “tính toán”…
  • Mọi thông tin bạn tạo ra đều phải đóng góp tích cực đến mục tiêu doanh nghiệp nói chung và hiệu suất làm việc của Học viên nói riêng.
  • Mục tiêu cần được đo lường dựa trên tiêu chuẩn nào đó. Ví dụ: KPI từ ban giám đốc giao.
  • Đừng quên kiểm tra lại 05 tiêu chí của SMART đối với mục tiêu: rõ ràng-đo lường được-khả thi-liên quan-dựa trên mốc thời gian.

Tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mơ hồ như “hiểu được”, “nhận ra”, “học”… Hãy tập trung vào các từ rõ ràng kết quả như “tạo ra”, “mô phỏng”, “tính toán”…

3/ Đặt đúng tên chương trình đào tạo

Đặt đúng tên chương trình đào tạo
Đặt đúng tên chương trình đào tạo

Bạn cần lưu ý một số điều sau khi đặt tên chương trình mình sắp tổ chức:

  • Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, ít nhất là với đối tượng Học viên đang muốn đào tạo.
  • Nhấn mạnh giá trị mà chương trình mang lại.
  • Đặt tên thật ngắn gọn và dễ nhớ để Học viên thoải mái trong việc chia sẻ chương trình với người khác.
  • Không nên đặt kỳ vọng quá cao so với năng lực của Học viên.
  • Cố gắng gói gọn mọi thông tin trong tên chương trình dưới 60 ký tự.

4/ Chọn nội dung chính liên quan

Ở phần này, bạn cần sử dụng cẩn thận mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Mọi nội dung từ chương trình đều phải có ý nghĩa tồn tại của nó. Bạn hạn chế thiết kế bất kỳ nội dung nào mang tính chất mơ hồ không rõ mục đích. Tất cả đều phải hướng về mục tiêu đào tạo ban đầu và tên chương trình bạn đã đặt ra.

Mọi nội dung từ chương trình đều phải có ý nghĩa tồn tại của nó.

5/ Soạn cho Học viên thủ tục tham gia phù hợp

hoc-vien-ky-nang-can-thiet-cho-training
Soạn cho Học viên thủ tục tham gia phù hợp

Bạn có thể tận dụng phần này để thông báo yêu cầu Học viên chuẩn bị những vật dụng hỗ trợ trong quá trình học như: bút, giấy, namecard…

6/ Chuẩn bị công cụ hỗ trợ

Trong suốt thời gian toàn bộ chương trình diễn ra, Giảng viên cần sự hỗ trợ của những công cụ như tài liệu học viên, máy chiếu, flip charts… Bạn cần kiểm tra trước, trong và sau chương trình một cách cẩn thận để tránh sai sót phát sinh.

7/ Lưu ý thiết bị kỹ thuật

Một số thiết bị bạn cần chú ý như: máy móc thí nghiệm, thiết bị bảo vệ cá nhân, ma-nơ-canh, dụng cụ hỗ trợ khác…

8/ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động đào tạo

lap-ke-hoach-ky-nang-can-thiet-cho-training
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động đào tạo

Các hoạt động đào tạo luôn là phần không thể thiếu trong chương trình. Theo đó, bạn nên nắm rõ kỹ năng cần thiết cho training để khóa đào tạo diễn ra trôi chảy nhất. Đặc biệt, tại VMP Academy, chúng tôi sử dụng phương pháp Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) với 70% thời lượng dành riêng cho việc thực hành kết hợp các hoạt động đào tạo như:

  • Thực hành.
  • Thảo luận.
  • Trò chơi.
  • Mô phỏng nghiệp vụ bằng bài tập hoặc video.
  • Diễn vai.
  • Phân tích tình huống.

Việc tổ chức các hoạt động này đòi hỏi Giảng viên và đội ngũ hỗ trợ phải có kế hoạch chuẩn bị vật dụng, kịch bản một cách chỉnh chu. Vì vậy, bạn nên lưu ý phần này để có được kỹ năng vô cùng cần thiết cho training.

Tại VMP Academy, chúng tôi sử dụng phương pháp Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) với 70% thời lượng dành riêng cho việc thực hành kết hợp các hoạt động đào tạo.

9/ Dự đoán câu hỏi từ Học viên ở phần Q&A

Bất kỳ chương trình nào cũng có phần Q&A. Để không rơi vào trạng thái bị động, bạn cần chuẩn bị sẵn danh sách các câu hỏi mà khả năng cao là Học viên sẽ đặt ra. Những câu hỏi này cần được Giảng viên chuẩn bị một cách cẩn thận để “ứng phó” kịp thời.

Xem thêm: Thiết kế tài liệu.

Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ chuẩn 3+

train-the-trainer-3-ky-nang-can-thiet-cho-training
Train The Trainer 3+

Tại chương trình, chúng tôi thiết kế các kỹ thuật giúp Giảng viên nội bộ vượt qua được mọi tình huống Q&A trong đào tạo. Đặc biệt, Học viên sẽ phát triển 10 năng lực đào tạo để trở thành Trainer chuẩn 3+.

Tham khảo ngay: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/

Tại Train The Trainer 3+, chúng tôi thiết kế các kỹ thuật giúp Giảng viên nội bộ vượt qua được mọi tình huống Q&A trong đào tạo.