Thiết kế tài liệu là một khâu rất quan trọng góp phần mang lại sự thành công cho mọi chương trình đào tạo. Tài liệu ví như “bộ mặt” của một chương trình đào tạo, chính vì thế nếu thiết kế đẹp và đúng cách, chắc chắn sẽ thu hút học viên một cách tích cực. Thế nhưng có không ít Trainer đang loay hoay tìm kiếm trên Youtube hay trang mạng xã hội cách để thiết kế tài liệu.
Hãy cùng với VMP đi qua 7 bước thiết kế sau đây để tạo ra một tài liệu “chuẩn không cần chỉnh”.
Nội dung bài viết:
Toggle#B1: Xác định mục tiêu đào tạo
Đầu tiên, để thiết kế, bạn phải xác định mục tiêu đào tạo cũng như học viên chương trình đó như thế nào (chức vụ, học thức). Từ đó, lấy mục tiêu để trở thành kim chỉ nam cho từng học phần, công thức, nội dung trong tài liệu chương trình.
Bạn không thể dành hết công sức lẫn thời gian chú tâm vào tất cả từng học phần. Thay vào đó, bạn nên xác định rõ những phần quan trọng và tìm hiểu thật kỹ.
#B2: Sắp xếp nội dung theo thang mức độ từ dễ đến khó
Sau khi phân định những học phần quan trọng và ít quan trọng, bạn nên sắp xếp nội dung theo trình tự từ thang mức độ từ dễ đến khó. Cụ thể, Trainer nên sắp xếp từ khái niệm căn bản đến chi tiết kỹ thuật (Kỹ năng, mô hình, phương pháp) và những bổ sung nâng cao.
#B3: Điều chỉnh thời gian theo thứ tự học phần
Xoay quanh câu chuyện “những học phần quan trọng”, bạn cần dành nhiều thời gian để người học có thể tiếp thu, rèn luyện và vận dụng qua các hoạt động. Các phần học phần còn lại vẫn diễn ra nhưng thời chiếm thời gian ít hơn.
#B4: Điều chỉnh tài liệu phù hợp với tổ chức/ doanh nghiệp
Đến với bước này, bạn có thể bỏ qua nếu như đào tạo Doanh nghiệp/ tổ chức không phải hướng hoạt động của mình. Nhưng khi thực hiện đào tạo cho tổ chức, việc thiết kế tài liệu không chỉ phù hợp với người học mà còn với doanh nghiệp.
Một số vấn đề liên quan đến chính sách, nội dung chương trình hoặc công cụ, thiết bị hỗ trợ nếu có thay đổi, Trainer cần cập nhật ngay lập tức tránh ảnh hưởng đến tài liệu chương trình.
#B5: Tạo và kết hợp phong cách đào tạo riêng
Là một Trainer, bạn cần một phương pháp đào tạo riêng biệt để “phân biệt” với các giảng viên khác. Cùng với đó, việc có một phương pháp riêng kết hợp với tài liệu sẽ tạo ra cái “chất” riêng đem lại sự thu hút và tăng tính tập trung của người học.
Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo của Trainer nên phù hợp với tính chất công việc của người học hoặc doanh nghiệp. Ví dụ Đào tạo nhân viên bán hàng, phương pháp học qua các hoạt động trải nghiệm chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn việc chỉ dạy lý thuyết.
#B6: Liệt kê nội dung
Bạn cần phác thảo từng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng học phần. Liệt kê nội dung vô cùng cần thiết, cho dù học phần ngắn hay dài. Bởi vì việc liệt kê giúp bạn không luốn cuốn trong quá trình soạn thảo và thiết kế chương trình.
Xem thêm: Kỹ năng cần thiết cho Traning – Check List tổ chức đào tạo.
Lưu ý, nên tạo ra một hệ thông tài các khóa đào tạo (tùy tính chất từng khóa, từng nội dung học) để trong trường hợp thay đổi Trainer, vẫn đảm bảo nội dụng và mục tiêu chương trình.
#B7: Luôn chuẩn bị kỹ Q&A
Với Trainer một trong những phần khó nhất đấy là Q&A (Hỏi và Trả lời). Nhiều giảng viên tỏ ra lúng túng hoặc trả lời không thỏa đáng. Từ đó dẫn đến chất lượng buổi đào tạo bị hạ thấp. Cho nên, bạn hãy soạn ra những câu hỏi thường xuyên cũng như dạng tiềm năng học viên đưa ra. Tiếp theo, tìm kiếm và nghiên cứu từ những nguồn thông tin để có câu trả lời thích hợp
Tips hay: Xử lý Q&A khó nhai.
Bên cạnh đó, nếu học viên đưa ra những câu hỏi không quan trọng, bạn hoàn toàn có thể cung cấp câu hỏi truyền tải thông tin. Điều này giúp Trainer luôn nắm được sự chủ động trong suốt quá trình Q&A.
Thiết kế tài liệu là một học phần quan trọng thuộc chương trình đào tạo Train the Trainer 3+ do VMP Academy tổ chức. Đây không chỉ là khóa đào tạo giúp bạn thiết kế tài liệu chương trình “chuẩn không cần chỉnh” mà còn bổ sung tư duy, phương pháp, kỹ năng để trở thành Trainer chuyên nghiệp.
Xem thêm bài viết hay: