Bạn chưa biết kỹ năng cần thiết cho Trainer? Nếu đã biết nhưng bạn chưa thực sự hiểu tại sao phải phát triển và cách luyện tập các kỹ năng đó? Bài viết này dựa trên kinh nghiệm đào tạo 8000 Giảng viên nội bộ tại Train The Trainer 3+. Cụ thể, sau đây là 05 kỹ năng cần thiết cho Trainer để bạn đứng lớp hoàn hảo:
Tips: Kỹ năng cần thiết cho Training
- Nắm bắt tâm lý Học viên
Trong bất kỳ sự tương tác nào muốn hiệu quả bạn cũng cần phải hiểu rõ đối phương. Đào tạo tại doanh nghiệp cũng vậy. Trainer cần hiểu các đặc điểm tâm lý của Học viên – những người trưởng thành.
Một số đặc điểm Train The Trainer 3+ đã tổng hợp, bạn chỉ cần theo đây điều chỉnh nội dung và phong cách giảng dạy. Cụ thể, người học trưởng thành có các đặc điểm sau:
– Tự nhận thức: độc lập, tự tin vào bản thân, muốn người khác thừa nhận mình.
– Kinh nghiệm: luôn mang kinh nghiệm của bản thân vào những tình huống trong lớp học.
– Sự sẵn sàng: người trưởng thành phải có lợi mới học và thích thực hành hơn lý thuyết.
– Xu hướng học: luôn theo xu hướng kỹ năng xã hội và nghề nghiệp hơn là lý thuyết đơn thuần.
– Tập trung giải quyết vấn đề cụ thể: luôn suy nghĩ học tập để giải quyết các vấn đề cụ thể.
– Môi trường học tập: thoải mái về tinh thần và điều kiện học tập, thích xung phong hơn bị bắt buộc.
Ví dụ, thay vì đưa các thông tin của những nghiên cứu trên thế giới thì bạn nên đi thẳng vào cách giải quyết vấn đề tại công việc Học viên. - Lắng nghe và đặt câu hỏi hiệu quả
Các lớp đào tạo truyền thống thường được diễn ra 01 chiều. Học viên theo đó không có cơ hội đưa ra ý kiến. Tuy nhiên, sự kết nối sẽ không thể đảm bảo với phong cách như vậy. Bạn nên học cách lắng nghe và đặt câu hỏi hiệu quả vốn là 01 kỹ năng cần thiết cho Trainer.
Để lắng nghe và đặt câu hỏi, bạn cần:
– Mạnh dạn đối diện từng Học viên và cố gắng duy trì kết nối bằng mắt (eye contact) với tất cả.
– Chủ động tham gia và hòa nhịp cùng Học viên trong các hoạt động đào tạo.
– Giữ một tư duy mở để tiếp nhận bất kỳ ý kiến trái chiều nào.
– Không áp đặt giải pháp nào cho tình huống mà cần đưa câu hỏi để Học viên tự trả lời. Đôi khi bạn không giỏi chuyên môn hơn họ.
– Hãy đặt câu hỏi một cách có chủ đích: bạn muốn Học viên động não và ghi nhớ thông tin nào thì hãy hỏi về vấn đề đó!
– Đương nhiên, trong thực tế, không phải bất kỳ ai cũng gây thiện cảm với Trainer. Tuy nhiên khi đứng lớp, bạn cần duy trì kết nối bằng mắt và thực sự tôn trọng Học viên. - Phản hồi hiệu quả
Khi bạn đứng lớp, một trong những kỹ năng cần thiết cho Trainer là phản hồi hiệu quả. Lý do là Học viên rất khó phát triển nếu cứ tiếp thu và vận dụng một cách “bản năng”. Họ đôi khi chưa biết cách áp dụng hiệu quả kiến thức vào công việc. Việc của bạn là đưa ra phản hồi vào những thời điểm đó.
Bạn có thể sử dụng công thức phản hồi SANDWICH. Bánh SANDWICH có 3 lớp: 1 lớp bánh mì rất ngọt + 1 lớp rau khó ăn hơn + 1 lớp bánh mì nữa. Tương tự, bất kỳ phản hồi nào bạn cũng nên theo cấu trúc 3 câu: Khen-Chê-Khích lệ như vậy. Đây là kỹ năng liên quan đến năng lực huấn luyện và phản hồi hiệu quả.
Cụ thể: Nếu Học viên không áp dụng đúng quy tắc X nào đó vào phần thực hành, bạn phản hồi như sau: “Em thực hành rất tốt kiến thức này vào thực tế… Và sẽ tốt hơn nếu… Tôi tin chắc rằng em sẽ phát triển rất nhanh sau khi hoàn thành bài thực hành!”. - Xử lý tình huống
Nếu đã có kinh nghiệm đứng lớp, Trainer sẽ hiểu kỹ năng xử lý tình huống rất quan trọng. Đặc biệt là với những Học viên chống đối không hợp tác.
Bạn có thể sử dụng các cách sau để xử lý tình huống:
– Trước tiên, hãy thực sự lắng nghe và thấu hiểu đối phương.
– Hạ thấp giọng của bạn xuống để đối phương chủ quan.
– Giữ “cái đầu lạnh” – tuyệt đối không mất bình tĩnh. Bạn có thể đếm hơi thở của bản thân 5-10 nhịp rồi mới phản ứng.
– Khi xử lý xong thì nên quên đi, không cần lưu tâm sẽ mất năng lượng sau này.
Trong tình huống Học viên đang muốn “quấy rối” bạn bằng những từ ngữ xen ngang rất bất lịch sự, hãy bình tĩnh. Hít thở nhẹ nhàng và tự hỏi tại sao họ làm vậy. Sau đó tìm kiếm ít nhất 03 giải pháp để kết thúc hiện tượng này tại lớp. Cuối cũng là hành động. - Quản lý thời gian giảng dạy
Khi đứng lớp, một Kế hoạch bài giảng (Lesson Plan) là rất cần thiết để quản lý thời gian giảng dạy. Bạn đôi khi sẽ bị cuốn vào “vòng xoáy” của cảm xúc nếu không theo sát Kế hoạch bài giảng. Và việc soạn bảng này cũng không quá khó, hãy theo dõi chỉ dẫn sau đây:
Ngoài các thông tin cơ bản như Khóa học (Course), Ngày (Date), Thời lượng (Duration), Giảng viên (Trainer), Danh sách giá trị Học viên sẽ nhận được (Lesson Objective), bạn cần lập 1 bảng có 05 cột:
– Số thứ tự (No.)
– Nội dung (Content)
– Giá trị đạt được (Value)
– Phương pháp (Method)
– Thời lượng (Period)
Sau khi lập xong, hãy điền vào toàn bộ nội dung với từng học phần chính kèm các thông tin tương ứng ở những cột khác. Hãy đảm bảo theo dõi sát sao Kế hoạch bài giảng 30 phút 1 lần trong suốt khóa nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đứng lớp.
Xem thêm: 5 Kỹ năng cần thiết cho Trainer – VMP
Train The Trainer 3+ – Đào tạo Giảng viên Nội bộ chuẩn 3+
Đến với Train The Trainer 3+, dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đứng lớp thì sẽ tự tin 100% về khả năng sau chương trình. Đặc biệt bạn sẽ được thực hành và thành công ngay tại lớp 05 kỹ năng cần thiết cho Trainer ở bài viết này. 8000 Học viên đã thành công và bạn sẽ là người tiếp theo.
Tham khảo ngay: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/