Nếu đang làm công tác đào tạo tại doanh nghiệp, có lẽ bạn nên đặt ra câu hỏi “Thế nào là Trainer?”. Ngoài ra, bạn cần xác định nếu đã là Trainer thì sẽ cần sự tự tin trong mọi tình huống. Nếu bạn mới đảm nhận nhiệm vụ đào tạo Nhân viên, chắc hẳn sẽ gặp phải vài vấn đề về “tâm lý”. Phổ biến nhất của những bạn mới làm quen với nghiệp vụ đào tạo là “lo lắng đủ điều” dẫn đến kém tự tin. Để vượt qua tâm lý này, bạn có thể tham khảo 04 giải pháp sau. Ngoài ra, tới cuối bài viết, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “Thế nào là Trainer?”.
Phổ biến nhất của những bạn mới làm quen với nghiệp vụ đào tạo là “lo lắng đủ điều” dẫn đến kém tự tin.
Nội dung bài viết:
Toggle1/ Tập trung vào Học viên và kiến thức họ sẽ phải tiếp thu
Nhân viên đến lớp là để học từ bạn. Nhân viên muốn bạn là 01 Trainer giỏi để họ tiếp thu tốt hơn. Để khỏi làm họ thất vọng, bạn cần tập trung 100% vào Nhân viên. Theo đó, bạn dồn hết năng lượng nhằm giúp họ tiếp thu được kiến thức. Đừng bao giờ lo lắng về năng lực hay thành tích của bạn. Bạn chỉ là người truyền tin để gửi thông điệp đến với Học viên.
Bạn đã có thông tin quan trọng đầu tiên cho câu hỏi “Thế nào là Trainer?”. Có lẽ bạn đã hiểu được phần nào bản chất của nghề này.
Nhân viên đến lớp là để học từ bạn. Nhân viên muốn bạn là 01 Trainer giỏi!
2/ Chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi gặp Nhân viên
Cơ thể của bạn cần “hài hòa” với môi trường tại lớp. Theo đó, bạn cần đến sớm để kiểm tra toàn bộ thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phòng, cách bài trí bàn ghế… Việc này sẽ cho bạn cảm giác “chủ động” và “hài hòa” với mọi thứ xung quanh nhằm tăng sự tự tin. Tiếp theo, hãy uống gì đó thường xuyên để giúp cổ họng không bị khô trong suốt buổi đào tạo. Ngoài ra, hãy nghe nhạc vui tươi để thả lỏng bản thân trước khi gặp Nhân viên.
Cơ thể của bạn cần “hài hòa” với môi trường tại lớp.
3/ Thiết lập tư duy “Tôi giỏi hơn Nhân viên!”
Bạn nên sở hữu tư duy: “Nhân viên có ít thông tin hơn tôi. Tôi cần phải giúp họ hiểu bài!”. Tư duy này có phần “tự tin thái quá”. Nhưng việc này sẽ giúp bạn “làm chủ” được chương trình của mình một cách hết sức tự tin. Đến đây, câu hỏi “Thế nào là Trainer?” có lẽ đã dần được bạn hình dung ra câu trả lời.
Bạn nên sở hữu tư duy: “Nhân viên có ít thông tin hơn tôi. Tôi cần phải giúp họ hiểu bài!”.
4/ Tận dụng “bàn tay” để điều khiển nhịp điệu lời nói
Nếu có xu hướng nói quá nhanh, “lấp bấp”, rối loạn, đây là lúc tận dụng cơ thể của bạn. Hãy sử dụng bàn tay: lên, xuống, thả lỏng một cách rất nhịp nhàng và chậm rãi. Khi tay đi vào quỹ đạo, nhịp điệp ngôn ngữ của bạn sẽ tự động được điều chỉnh theo.
Nếu có xu hướng nói quá nhanh, “lấp bấp”, rối loạn, đây là lúc tận dụng cơ thể của bạn.
5/ Rèn luyện cho bản thân xuất sắc trong 06 vai trò của Trainer
Để dễ nhớ, bạn có thể ghi chú 06 vai trò của Trainer theo Mô hình I.PLOC.C Cụ thể:
- Inspired – Người truyền cảm hứng học tập.
- Planner – Người lập hoạch định giảng dạy.
- Leader – Người gây ảnh hưởng và dẫn dắt quá trình học.
- Organizer – Người tổ chức điều hành lớp học.
- Coach – Người huấn luyện đáng tin cậy.
- Controller – Người giám sát/ kiểm soát thời gian và hoạt động.
Mô hình này chính là câu trả lời chính xác nhất của câu hỏi “Thế nào là Trainer?”.
————————————-
Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ chuẩn 3+
Là chương trình được tổ chức thành công trong 5 năm qua với hơn 8000 Học viên – những người phụ trách đào tạo tại Doanh nghiệp. Chương trình diễn ra trong 03 ngày với 70% thời lượng dành riêng cho việc thực hành tại lớp cùng sự cam kết thành công từ Giảng viên chuyên gia.
Tham khảo chương trình Train The Trainer 3+ tại: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/
Train The Trainer 3+ được tổ chức thành công trong 5 năm qua với hơn 8000 Học viên – những người phụ trách đào tạo tại Doanh nghiệp.