Làm thế nào để người học chủ động? | Tips dẫn giảng

Làm thế nào để người học chủ động trong học tập?

Người học chủ động sẽ giúp lớp học trở nên sôi nổi và hiệu quả hơn. Là Trainer, bạn cần biết cách thúc đẩy tinh thần học tập chủ động, bằng cách tạo ra các hoạt động phù hợp mà không nhàm chán. Cụ thể như thế nào, hãy cùng Train The Trainer khám phá tại bài viết lần này nhé!

Nội dung thuộc Tips dẫn giảng

Bạn có phải người học chủ động?

Bạn là người học chủ động nếu sở hữu các đặc điểm sau:

Tự quản lý học tập: Người học chủ động quản lý thời gian và tài nguyên để học tập. Họ có thể tự đặt ra các mục tiêu học tập và lập kế hoạch để đạt được chúng. Họ không phụ thuộc vào sự thúc ép của người khác, tự bản thân họ sẽ tìm cách để đạt được mục tiêu này. 

Tìm kiếm kiến thức: Người học chủ động thường không đợi được dạy mà sẽ tự tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, bài giảng trực tuyến, video hướng dẫn, hoặc thảo luận với người khác.

Giải quyết vấn đề: Người học chủ động có khả năng tự giải quyết vấn đề tốt hơn. Nhờ vào tinh thần chủ động tìm giải pháp, không ngại sai, họ liên tục áp dụng những kiến thức hoặc kỹ năng mới để giải quyết vấn đề. 

Tự đánh giá và học tập liên tục: Người học chủ động thường đánh giá tiến bộ của bản thân thông qua kết quả học tập từng giai đoạn. Dựa vào việc đánh giá, họ biết được cần cải thiện ở điểm nào để việc học diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả hơn ở giai đoạn tiếp theo. Họ không chỉ học tập khi cần thiết mà còn coi việc học là một quá trình liên tục, không ngừng phát triển kỹ năng và kiến thức của mình.

Tích cực tham gia: Người học chủ động thường tích cực tham gia vào các hoạt động học tập như workshop hoặc lớp học online hoặc offline. Họ cũng là người năng thảo luận, và trao đổi kiến thức với người khác để mở rộng hiểu biết và kỹ năng. 

Tự tin về đề xuất của mình: Họ tự tin trong việc tự đề xuất ý kiến, giải pháp và dám thử nghiệm những ý tưởng mới mà không sợ thất bại. Đối với họ, việc thất bại là một phần tất yếu của việc học. Họ sẽ ngộ ra một việc gì đó khi thất bại xảy đến. Và cũng nhờ vào đặc tính này, họ luôn tìm cách tiếp cận vấn đề một cách độc đáo và mới mẻ.

Tóm lại, người học chủ động là người:

  1. Tự quản lý học tập.
  2. Tự tìm kiếm kiến thức.
  3. Giải quyết vấn đề.
  4. Tự đánh giá và học tập liên tục.
  5. Tích cực tham gia.
  6. Tự tin về đề xuất của mình. 

Điều gì tạo nên tinh thần học chủ động?

Mối quan tâm của người học đối với chương trình đào tạo. Họ không thể là học viên chủ động khi đi học trong tâm thế “bị ép”. Nếu khóa học không hề đúng với nhu cầu, họ sẽ học qua loa. Vậy, để sàng lọc được những học viên quan tâm đến khóa của mình, Trainer cần phân tích nhu cầu đào tạo kỹ lưỡng và truyền thông trước khóa học hiệu quả.

Trách nhiệm cá nhân. Tinh thần học chủ động được xây dựng trên cơ sở của trách nhiệm cá nhân. Người học hiểu rằng họ chịu trách nhiệm với việc học tập của mình và phải làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể gán trách nhiệm cho học viên, thông báo về nhiệm vụ họ cần làm khi hoàn thành khóa học. Đây là cách giúp học viên tham gia lớp với tâm thế chủ động hơn. 

Cá nhân gánh trách nhiệm học tập.
Cá nhân gánh trách nhiệm học tập.

Văn hóa học tập chủ động. Nếu doanh nghiệp sở hữu được văn hóa này, các cá nhân có thái độ tích cực với việc học. Dĩ nhiên, họ sẽ tham dự khóa học với tinh thần chủ động. Có 05 thời điểm vàng tạo nên văn hóa học tập chủ động bạn có thể tham khảo thêm.

Tóm lại, các yếu tố bao gồm:

  1. Mối quan tâm học viên.
  2. Trách nhiệm cá nhân.
  3. Văn hóa doanh nghiệp.

3 hoạt động giúp giảng viên thúc đẩy người học chủ động

3 yếu tố tạo nên lớp học chủ động.
3 yếu tố tạo nên lớp học chủ động.

Theo tháp mức độ tiếp thu, có 3 thứ giúp người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động, đó là được thảo luận, thực hành và chia sẻ lại. Lợi ích của việc chủ động học tập là kiến thức họ nhận được lên đến 90%. Dựa vào đây, Trainer có thể tạo nên các hoạt động tương ứng trong lớp, cụ thể:

Tạo ra hoạt động thảo luận. Nếu cho học viên thảo luận theo cách thông thường sẽ rất nhàm chán, bạn có thể “biến tấu” một chút để lớp học trở nên sinh động hơn. Ví dụ, bạn có thể cho các nhóm thảo luận, sau đó phản biện với nhau để làm sáng tỏ vấn đề, nhóm nào chiến thắng sẽ nhận được phần quà. Hoặc bạn có thể ra luật như sau: nhóm nào tổng hợp được nhiều ý kiến thảo luận nhất, nhóm đó chiến thắng và có quà. 

Thực hành liên tục kiến thức. Tại khóa Train The Trainer 3+, học viên được thực hành liên tục sau khi kết thúc một học phần. Thời gian thực hành thường kéo dài 5 phút, họ có nhiệm vụ áp dụng công thức vừa học và thực hành với bạn của mình. Đây là một trong số các hoạt động bạn có thể tham khảo để tạo nên tình huống thực hành giúp thúc đẩy người học chủ động hơn. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với 70 games trong đào tạo khiến lớp học trở nên thú vị hơn. 

Cho học viên chia sẻ kiến thức. Đây là hoạt động đòi hỏi học viên phải ghi nhớ và chia sẻ lại cho người khác. Nó mang lại giá trị cho người học cao nhất, vì khi này học viên chủ động ghi nhớ, tìm cách diễn đạt sao cho dễ hiểu nhất. Bạn có thể tạo ra hoạt động cho học viên ôn tập và chia sẻ lại kiến thức sau mỗi học phần. Bạn cũng có thể kết hợp với hoạt động thảo luận để lớp trở nên sôi nổi hơn. 

Tóm lại, 3 hoạt động gồm:

  1. Thảo luận.
  2. Thực hành.
  3. Chia sẻ lại.

Bạn sẽ làm gì để thúc đẩy tinh thần học tập chủ động ở nhân viên?

Trên đây là một vài thông tin để giúp người học chủ động trong học tập. Bạn sẽ làm để tạo nên lớp học chủ động? Phần nào trên đây bạn cảm thấy tâm đắc nhất? Đừng ngần ngại comment phía bên dưới để cùng chia sẻ với Train The Trainer bạn nhé.

Nội dung thuộc chuỗi Tips dẫn giảng – nơi giúp bạn thu nhặt các bí quyết để làm đào tạo tốt hơn.