“Vượt qua” điểm yếu – Cơ hội của 01 Trainer nội bộ hoàn hảo

“Vượt qua” điểm yếu – Cơ hội của 01 Trainer nội bộ hoàn hảo

Trainer nội bộ có những lợi thế mà Giảng viên thuê ngoài không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, nhược điểm của các bạn này cũng không ít. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi điểm qua loạt ưu nhược điểm của Trainer nội bộ nhé. Ở cuối bài viết, 02 giải pháp được chúng tôi cung cấp sẽ giúp Trainer nội bộ trở nên “hoàn hảo”. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy đến với:

08 Lợi thế của Trainer nội bộ

So với những đồng nghiệp đào tạo tự do, Trainer nội bộ hoàn hảo có các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Hiểu được văn hóa doanh nghiệp từ bên trong.
  • Nắm rõ mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Có kinh nghiệm về việc vận hành các thiết bị hỗ trợ trong doanh nghiệp.
  • Sở hữu mối quan hệ thân thiết với Học viên.
  • Có thể linh hoạt thay đổi lịch đào tạo mà không phát sinh nhiều rắc rối.
  • Khả thi trong việc tổ chức các hoạt động huấn luyện, đào tạo thông qua trải nghiệm thực tế sau khi chương trình kết thúc.
  • Luôn sẵn sàng để theo dõi và cải thiện hiệu quả công việc sau đào tạo.
  • Chi phí thường thấp hơn Trainer thuê ngoài.

Bên cạnh đó, Trainer nội bộ có nhược điểm gì?

Tuy nhiên, Trainer nội bộ có 04 nhược điểm sau:

1/ Nhiều chương trình đào tạo kỹ năng đặc thù mà Trainer nội bộ không đáp ứng được.

2/ Không có kinh nghiệm với nhiều bộ phận, ngành hàng dẫn đến thiếu phong phú trong phong cách dẫn dắt giảng dạy.

3/ Xử lý chậm và thiếu hiệu quả nếu có sự thay đổi lớn về nội dung đào tạo, thành phần học viên.

4/ Khi Trainer nội bộ ở một số Doanh nghiệp là Quản lý (ví dụ: Giám đốc kinh doanh, Trưởng nhóm kinh doanh) có kinh nghiệm làm việc nhưng kỹ năng đào tạo chưa cao.

04 Giải pháp để hạn chế nhược điểm

Với nhược điểm thứ 1, Trainer thuê ngoài là giải pháp tối ưu nhất. Bạn có thể tham khảo dịch vụ từ các Học viện chuyên nghiệp như VMP Academy tại: https://vmptraining.com/.

Với nhược điểm thứ 2, 3 và 4, giải pháp là phải nâng cao năng lực của Trainer nội bộ. Sau đây là 04 giải pháp chúng tôi khuyến nghị bạn nên tham khảo và thực hành:

*Áp dụng “Tháp mức độ ghi nhớ” để đa dạng hóa phong cách đào tạo

thap-muc-do-ghi-nho-trainer
Tháp mức độ ghi nhớ dành cho Trainer

Sau đào tạo, Học viên sẽ ghi nhớ được một tỷ lệ kiến thức nhất định và con số này tùy thuộc vào cách Trainer tổ chức chương trình. Cụ thể, đây là cách thức học viên được trải nghiệm và tỷ lệ tương ứng mà họ lưu giữ kiến thức sau chương trình: Nghe (5%), Đọc (10%), Video (20%), Minh họa (30%), Thảo luận (50%), Thực hành (75%), Chia sẻ (90%).

Theo các con số này, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách thức tổ chức chương trình tùy loại hình nội dung, thành phần học viên để đa dạng hóa phong cách đào tạo. Đây cũng là hướng để Trainer nội bộ hoàn hảo “làm mới” chương trình đào tạo một cách rất linh hoạt tùy theo tình hình thực tế.

*Áp dụng cấu trúc bài giảng OSCAR để thực hiện dẫn giảng:

cau-truc-oscar-trainer
Cấu trúc bài giảng OSCAR cho Trainer

Trong bất kỳ chương trình đào tạo nào, bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc OSCAR để thiết kế và thực hiện bài giảng. Cấu trúc này cho phép Trainer có thể xử lý linh hoạt bất kỳ chủ đề nào một cách rất chuyên nghiệp. Cấu trúc này gồm 5 phần chính sau:

  • Opening – Mở đầu
  • Sections – Dẫn giảng từ học phần
  • Call to Action – Kêu gọi hành động/ chốt lại từng vấn đề
  • Answering – Trả lời câu hỏi
  • Right Ending – Kết thúc.

Bạn có thể tham khảo chi tiết cấu trúc OSCAR trong chương trình chuyên sâu Đào tạo Giảng viên Nội bộ Chuẩn 3+ tại: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/

*Phát triển kỹ năng đào tạo dựa trên tỷ lệ 7/38/55

Một trong những kỹ năng đào tạo quan trọng của Trainer nội bộ hoàn hảo là truyền tải thông điệp bài giảng hiệu quả. Theo tiến sĩ Albert Mehrabian, 03 yếu tố sau làm nên thông điệp bài giảng với tỷ lệ tương ứng:

  • Lời nói (7%): nội dung của câu nói.
  • Giọng nói (38%): ngữ điệu to-nhỏ, nhanh-chậm.
  • Hình ảnh, cử chỉ (55%): mắt, mặt, tay, dáng đứng, di chuyển, khoảng cách.

Hiện nay, hầu hết Trainer đều chỉ chú trọng vào Lời nói và Giọng nói trong các khóa đào tạo. Tuy nhiên, 2 yếu tố này chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong việc truyền đạt thông điệp bài giảng. Giải pháp là Trainer hãy tập trung phát triển thêm các kỹ năng về ngôn ngữ cơ thể và hình ảnh như đã đề cập ở phía trên.

*Áp dụng 7 dạng câu hỏi để phát triển kỹ năng đào tạo

Tại lớp, để kích thích hiệu quả tiếp thu và sự sáng tạo của Học viên, Trainer cần biết cách đặt câu hỏi đúng. Có thể Học viên không cần phải trả lời chính xác. Nhưng họ vẫn phải suy nghĩ trước khi nhận được câu trả lời để có thể tiếp thu tốt hơn. Theo đó, Trainer nội bộ hoàn hảo hãy sử dụng 7 dạng câu hỏi sau:

  • Fact finding (Đi thẳng vào vấn đề): 5W 1H (Who, What, When, Where, Why, và How)?
  • Close ended (Câu hỏi đóng): Yes or Yes/ Yes or No?
  • Feeling finding (Cảm nhận): “Anh/Chị cảm thấy như thế nào?’’
  • Measure (Câu hỏi định lượng): Từ 1- 5 Anh/Chị có thể đánh giá ở mức nào?
  • Magic wand (Cây đũa thần): Nếu như…thì Anh/Chị sẽ….?
  • Best/ Worst/ Least/ Most (Câu hỏi theo trường hợp cực đoan nhất): Trong trường hợp tệ nhất/ tốt nhất…
  • Third party (Bên thứ 3): Giả sử…thì Anh/Chị sẽ làm gì?

Trong chương trình Train The Trainer 3+, những nội dung tương tự được cung cấp giúp bạn trở thành Giảng viên nội bộ chuẩn 3+. Tham khảo giải pháp tại: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/

 

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon

Đăng ký Nhận Brochure