06 Cách sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo

06 Cách sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo

Hiệu quả đào tạo bên cạnh sự phụ thuộc vào “trình độ” của Trainer thì còn liên quan đến cách sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo. Tưởng chừng đây là việc đơn giản nhưng hiện tại rất nhiều lớp chưa được thiết kế chỗ ngồi phù hợp dẫn đến hiệu quả đào tạo không cao. Sau đây là bài phân tích 06 cách sắp xếp chỗ ngồi phổ biến:

Có thể bạn quan tâm: 8 bước để phân tích mọi nhu cầu đào tạo

1/ Hình chữ U (U-Shape)

#Số lượng Học viên: 12-22

U-Shape
U-Shape

#Ưu điểm:

  • Khuyến khích thảo luận nhóm có nhiều người
  • Có thể tách thành nhiều nhóm nhỏ
  • Có sự tương tác gần gũi giữa Trainer và Học viên.

#Nhược điểm:

  • Khó hình thành nhóm nhỏ với những người ở phía đối diện
  • Kết nối mắt giữa các Học viên khá hạn chế.

2/ Hội nghị (Conference) – Sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo

#Số lượng Học viên: 8-12

Conference
Conference

#Ưu điểm:

  • Khuyến khích giao tiếp, trao đổi và thảo luận giữa các thành viên

#Nhược điểm:

  • Học viên có cảm giác Trainer kiểm soát quá nhiều
  • Cảm giác môi trường đào tạo quá nghiêm túc.

3/ Lớp học (classroom) – Sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo

#Số lượng Học viên: Bất kỳ số lượng nào

Classroom
Classroom

#Ưu điểm:

  • Được sự hưởng ứng của hầu hết Học viên do khá quen thuộc
  • Trainer có thể kiểm soát được hầu hết các Học viên
  • Học viên có thể theo dõi màn chiếu, flipchart…

#Nhược điểm:

  • Sự kết nối giữa Học viên, Trainer rất thấp
  • Mô hình này chỉ là sự trao đổi 1 chiều từ Trainer tới Học viên
  • Hạn chế hình thành các nhóm nhỏ do khó di chuyển.

4/ Nhiều cụm (Clusters)

#Số lượng Học viên: 16-40

Clusters
Clusters

#Ưu điểm:

  • Khuyến khích thảo luận nhóm trong mỗi cụm nhỏ
  • Học viên có thể theo dõi màn chiếu, flipchart… rất dễ dàng.

#Nhược điểm:

  • Các Học viên ở cụm ở phía trước không thể liên hệ với các cụm ở phía sau.

5/ Hình chữ V (V-Shape) – Sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo

#Số lượng Học viên: mỗi nhóm 4-5, cả lớp 16-25

V-Shape
V-Shape

.

#Ưu điểm:

  • Dễ dàng làm việc nhóm với người trong cùng bàn
  • Tất cả Học viên dễ dàng theo dõi Trainer, máy chiếu, flipchart…

#Nhược điểm:

  • Khó triển khai thảo luận với quy mô toàn lớp.

6/ Lớp học truyền thống (Traditional Classroom)

#Số lượng Học viên: >40

Traditional Classroom
Traditional Classroom

#Ưu điểm:

  • Được sự hưởng ứng của hầu hết Học viên do khá quen thuộc
  • Trainer kiểm soát được hầu hết mọi hoạt động của từng Học viên.

#Nhược điểm:

  • Sự kết nối vô cùng thấp giữa mọi người trong lớp
  • Lớp đào tạo chỉ là sự giao tiếp một chiều
  • Rất khó khăn trong việc hình thành nhiều nhóm để thảo luận.

Ngoài 6 cách để sắp xếp chỗ ngồi trong đào tạo như trên. Chúng tôi còn rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích khác. Xem thêm tại:

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon

Đăng ký Nhận Brochure