5 CÁCH CẢI THIỆN THÓI QUEN NÓI NHANH KHI DẪN GIẢNG

cải thiện thói quen nói nhanh khi dẫn giảng

5 CÁCH CẢI THIỆN THÓI QUEN NÓI NHANH KHI DẪN GIẢNG

Bạn thường xuyên dẫn giảng và đào tạo nhân viên? Nhưng tốc độ nói của bạn quá nhanh, nhân viên không tiếp thu được kiến thức. Mặc dù bạn đã cố gắng tìm cách cải thiện thói quen nói nhanh và mọi chuyện vẫn quay lại như cũ. Tại bài viết này Train The Trainer 3+ sẽ mang đến bạn 5 cách cải thiện tốc độ nói khi dẫn giảng. Khám phá tại bài viết bên dưới nhé!

Sử dụng kỹ thuật “chunking” và tạo liên kết ý

Sử dụng tốt kỹ thuật này sẽ giúp bạn tăng tốc độ nói mà vẫn giữ cho ý nghĩa và thông tin được rõ ràng. Kỹ thuật chunking giúp tạo ra sự liên kết và mạch lạc trong diễn đạt, đồng thời giảm thời gian trống giữa các từ. Bạn sẽ diễn đạt ý kiến ​​một cách nhanh chóng và dễ dàng hiểu cho người nghe.

Kỹ thuật “chunking” là quá trình nhóm những yếu tố nhỏ lại thành các đơn vị lớn hơn để giúp tăng hiệu suất xử lý thông tin. Trong ngôn ngữ diễn đạt, chunking áp dụng cho việc nhóm từ hoặc cụm từ thành các đơn vị có ý nghĩa và liên quan đến nhau.

Sử dụng kỹ thuật chungking
Sử dụng kỹ thuật chungking

Ví dụ, thay vì nói “Tôi đi ra khỏi nhà, rồi tôi lấy xe và lái đến công ty”, bạn có thể sử dụng kỹ thuật chunking để nói: “Tôi đi ra khỏi nhà, tôi lấy xe và lái đến công ty”. Trong trường hợp này, bạn đã nhóm “Tôi đi ra khỏi nhà”, “tôi lấy xe” và “lái đến công ty” thành các đơn vị lớn hơn để tăng tốc độ nói.

Sử dụng kỹ thuật “pauses” (tạm dừng)

Nếu thành thạo kỹ thuật “pauses” này, nội dung buổi đào tạo của bạn sẽ có sự nhấn mạnh ở các ý quan trọng. Người nghe có thời gian để xử lý thông tin. Đặc biệt, kỹ thuật này cho phép bạn điều chỉnh tốc độ nói, cân nhắc từ ngữ và tạo dựng cú pháp một cách chính xác. Hơn thế nữa, khi có khoảng tạm dừng, mức độ tương tác, giao tiếp giữa bạn và người nghe sẽ đạt hiệu quả.

Kỹ thuật pauses (tạm dừng) là việc sử dụng các khoảng trống hoặc gián đoạn ngắn trong quá trình nói. Việc này nhằm tạo ra những khoảng thời gian tạm dừng giữa các từ, cụm hoặc câu. Các khoản tạm dừng này có thể kéo dài từ một số dấu chấm câu đến vài giây, tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh của diễn đạt.

Kỹ thuật Pauses giúp tạm dừng đúng cách
Kỹ thuật Pauses giúp tạm dừng đúng cách

Các khoảng dừng sẽ thường xuất hiện ở: Sau câu cuối cùng của một thông điệp; Tạm dừng ngắn giữa các khối thông tin mới; Phân chia các ý kiến hoặc thông tin khác nhau trong câu hoặc một đoạn văn; Sau các cụm từ hoặc câu để sử dụng các khoản tạm dừng ngắn nhằm phân tách các từ ngữ. Ngoài ra, phương pháp học thông trải nghiệm Learning By Doing 3V với việc phân chia từng nội dung cụ thể sẽ giúp bạn biết được điểm dừng của mỗi phần.

Lắng nghe và quan sát người nói giỏi

Thường xuyên lắng nghe và quan sát những người nói giỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ ngôn ngữ và cấu trúc. Bạn có thể tìm hiểu về cách họ xây dựng câu, sắp xếp từ ngữ và tạo sự mạch lạc trong diễn đạt. Thông qua việc thường xuyên nghe, bạn gia tăng được vốn từ. Đặc biệt, bạn nhận biết được cách diễn đạt của họ và học hỏi. 

Người nói giỏi thường sử dụng các kỹ thuật diễn đạt như: pauses, intonation (giọng điệu), emphasis (nhấn mạnh) và rhythm (nhịp điệu) một cách tự nhiên, linh hoạt. Bằng cách quan sát và lắng nghe, bạn có thể nhận biết, học hỏi những kỹ thuật này, từ đó cải thiện tốc độ nói trong diễn đạt của mình.

Một số phương tiện nghe và học hỏi từ những người nói giỏi mà bạn có thể tìm hiểu như: video bài giảng trực tuyến, podcast, sự kiện trực tiếp, các khóa học chương trình đào tạo… Train The Trainer 3+ cũng là một môi trường giúp bạn giao lưu học hỏi từ những cá nhân có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hay.

Hãy tìm hiểu và trau dồi những kỹ năng từ người giỏi hơn
Hãy tìm hiểu và trau dồi những kỹ năng từ người giỏi hơn

Luyện tập đọc to và chậm

Luyện tập đọc to chậm giúp tạo sự nhận thức, khắc phục được thói quen nói nhanh. Bằng cách tập trung vào từng từ và cụm từ, bạn có thể cải thiện phát âm, ngữ điệu, tốc độ nói một cách hiệu quả. Khi luyện tập được điều này bạn có thể tập trung vào việc diễn đạt ý kiến và thông tin một cách chi tiết hơn.

Trước khi luyện tập đọc to và chậm bạn phải đặt mục tiêu về tốc độ mà mình muốn đạt được. Bạn có thể bắt đầu từ một tốc độ nhẹ nhàng và dần dần tăng lên theo thời gian. Sau khi đã luyện tập đọc to, hãy tập trung vào tốc độ chậm và chính xác. Trong quá trình luyện tập hãy ghi âm khi đọc, sau đó nghe lại để tự đánh giá cải thiện tốc độ nói của mình.

Lưu ý rằng luyện tập đọc to chậm là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, thực hành đều đặn và có kế hoạch hành động rõ ràng. Hãy bắt đầu từ các bài tập và đoạn văn bản dễ dàng, sau đó dần dần tăng độ khó. Tự tin và kiên nhẫn trong quá trình luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ nói một cách dần dần.

Cải thiện tốc độ nói với việc luyện tập đọc to và chậm
Cải thiện tốc độ nói với việc luyện tập đọc to và chậm

Thường xuyên thực hành dẫn giảng trước người khác

Thực hành dẫn giảng trước người khác giúp bạn xây dựng sự tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và thông tin. Người nghe có thể nhận xét về tốc độ nói của bạn và đưa ra gợi ý để cải thiện. Bằng cách lắng nghe phản hồi và thực hiện điều chỉnh, bạn có thể ngày càng cải thiện thói quen nói nhanh.

Phương pháp dẫn giảng OSCAR với từng phần nội dung cụ thể sẽ giúp bạn thực hành đào tạo chuyên nghiệp hơn. Từ đó bạn tập trung vào việc cải thiện tốc độ nói của mình, mà không bận tâm quá nhiều vào nội dung tiếp theo sẽ trình bày.

Thực hành luyện tập nói trước người khác
Thực hành luyện tập nói trước người khác

Đây là toàn bộ nội dung về 5 cách cải thiện thói quen nói nhanh khi dẫn giảng. Train The Trainer 3+ tin rằng đây sẽ là nội dung giá trị giúp bạn tổ chức buổi đào tạo nhân viên đạt được hiệu quả cao nhất.

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.