04 công cụ chuẩn bị bài giảng chuyên nghiệp gồm: outline, lesson plan, slide powerpoint, checklist form. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về các công cụ, cách sử dụng và biểu mẫu đính kèm. Cùng khám phá ngay nhé!
Nội dung được chia sẻ bởi chuyên gia đào tạo – Trainer Phan Hữu Lộc tại khóa Train The Trainer 3+ | Đào tạo Giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
Nội dung bài viết:
Toggle1. Outline – Đề cương bài giảng
Để thiết kế bài giảng hay, Trainer cần bắt đầu với outline bài giảng. Một outline đầy đủ cần trả lời được 3 câu hỏi sau: Giá trị của khóa học là gì?; Phương pháp và hình thức đào tạo ra sao?; Nội dung chính của chương trình là gì?
Sau khi liệt kê các câu trả lời, bạn tiến hành phân chia các học phần với nội dung và giá trị đạt được tương ứng. Việc này nhằm đảm bảo bài giảng của bạn đa dạng về nội dung và phương pháp. Đồng thời tránh trùng lặp hoặc thiết sót nội dung qua từng học phần. Bạn có thể tham khảo template chuẩn để soạn outline và lesson plan cho khóa đào tạo chuyên nghiệp.
2. Lesson plan – Kế hoạch bài giảng
Từ outline khóa học đã soạn ở trên, bạn phát triển chi tiết thành kế hoạch bài giảng. Lesson plan cần giải đáp được các câu hỏi sau: Tên khóa học là gì? Ngày tổ chức là ngày nào? Thời lượng tổ chức khóa học là bao lâu? Giảng viên là ai? Giá trị học viên nhận được là gì?
Ở phần nội dung chi tiết, từ bảng outline, bạn thêm cột thời lượng và số thứ tự cho từng nội dung. Thời lượng cần chi tiết để tránh việc dạy lố giờ hoặc kết thúc sớm giờ. Dựa vào thời lượng phân chia cho từng học phần, khi giảng dạy bạn bám theo kế hoạch bài giảng để thực hiện. Mục số thứ tự giúp lesson của bạn trông dễ nhìn và bạn biết chính xác có bao nhiêu công việc cần làm trong buổi giảng.
3. Slide powerpoint – Nội dung trình chiếu
Phần mềm soạn bài giảng không thể thiếu là powerpoint. Đây là thứ giúp bạn minh họa rõ hơn về những nội dung đang nói tới. Bằng cách sử dụng hình ảnh/video trực quan, bạn giúp học viên lĩnh hội thêm 20% kiến thức.
Để có nội dung chuẩn chỉnh và hiệu quả, bạn cần tuân thủ 07 tiêu chí thiết kế slide sau: Cấu trúc rõ ràng; Đơn giản hóa; Nguyên tắc 5+/-2; Kích cỡ và Font chữ đảm bảo; Màu sắc đảm bảo tương phản và đồng nhất; Mỗi slide chỉ nên nêu bật một ý duy nhất; Hình ảnh hóa, thay số liệu bằng biểu đồ.
4. Checklist form – Danh sách công cụ cần thiết
Cuối cùng, công cụ giúp Trainer có một bài giảng chuyên nghiệp là checklist trước khóa học. Danh sách này sẽ liệt kê tất cả các công cụ cần thiết trong buổi giảng, ví dụ như: flipchart, máy chiếu, giấy, thẻ màu, bút viết, băng keo,… Danh sách này nhằm giúp bạn không bỏ sót vật dụng và chuẩn bị tốt nhất trước khi đứng lớp.
Thông thường, checklist này sẽ được tùy chỉnh dựa vào đặc thù của khóa học. Bạn có thể tham khảo mẫu checklist tổ chức khóa đào tạo trước trong sau để có sự chuẩn bị tốt nhất cho khóa học.
Lưu ý để có một bài giảng chuyên nghiệp
Ngoài việc sử dụng 04 công cụ trên, để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, Trainer cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, Trainer cần nắm vững chủ đề. Bạn cần tìm hiểu sâu về chủ đề của bài giảng và thu thập thông tin chính xác để trình bày. Đảm bảo rằng bạn có kiến thức đầy đủ để trả lời câu hỏi từ khán giả.
Thứ hai, Trainer cần hiểu rõ về đối tượng học viên. Điều này là cần thiết để lựa chọn nội dung, ngôn từ và phương pháp giảng dạy phù hợp. Để làm được việc này, bạn cần thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo trước khóa học.
Cuối cùng, Trainer cần trau dồi kỹ năng dẫn giảng của mình. Và khóa Train The Trainer 3+ là nơi bạn có thể thực hiện được việc này. Bạn sẽ được luyện tập thực hành các công cụ, các bước dẫn giảng được mô hình hóa dễ làm, và được chỉnh sửa trực tiếp bởi chuyên gia.
Tạm kết về 04 công cụ chuẩn bị bài giảng chuyên nghiệp
Trên đây là thông tin về 04 công cụ để chuẩn bị cho bài giảng chuyên nghiệp. Tin rằng nó sẽ giúp ích được đến công việc đào tạo của bạn. Follow Trainthetrainer.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất về chủ đề này nhé!