Nếu bạn đang tìm kiếm khóa đào tạo cho chuyên viên đào tạo, trước tiên hãy xác định chính xác vai trò của bản thân trong Doanh nghiệp. Vai trò của bạn là giúp cho Nhân viên có được nền tảng tốt về nghiệp vụ, tư duy, thái độ làm việc hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho rằng những nhân viên hiệu suất nhất đều đã trải qua các khóa đào tạo chất lượng. Bài viết này sẽ được trình bày theo thứ tự sau:
- Tại sao Doanh nghiệp cần bạn?
- Tư duy bạn cần có để làm tốt công việc chuyên viên đào tạo
- 10 “Chìa khóa” giúp chuyên viên tổ chức khóa đào tạo hiệu quả
Nội dung bài viết:
ToggleTại sao Doanh nghiệp cần bạn?
Trong một thế giới hoàn hảo, bạn có thể muốn tuyển dụng những nhân viên đã sở hữu sẵn các kỹ năng cần thiết để hoàn thành xuất sắc 100% công việc. Tuy nhiên, trong thị trường lao động hiện nay ở Việt Nam, yêu cầu của nhà tuyển dụng thường quá cao so với những kỹ năng ứng viên sở hữu. Và đó là lý do cho sự xuất hiện chuyên viên đào tạo – công việc hiện tại của bạn!
Tư duy bạn cần có để làm tốt công việc chuyên viên đào tạo
Có một điều bạn cần lưu ý về tư duy của công việc chuyên viên đào tạo!
Bạn đang đầu tư vào nhân viên và mang họ đồng hành cùng tương lai Doanh nghiệp chứ không phải là “bị bắt buộc” làm theo Mô tả công việc của chuyên viên đào tạo. Bạn cần sỡ hữu tư duy này để hiểu rằng: những giá trị mà nhân viên mang lại cho doanh nghiệp là có sự đóng góp của chuyên viên đào tạo.
Khi có được tư duy này, việc tìm kiếm khóa đào tạo cho chuyên viên đào tạo sẽ dễ dàng hơn. Lý do là bạn sẽ chọn chính xác chương trình phù hợp cho bản thân từ Học viện uy tín.
10 “Chìa khóa” giúp chuyên viên tổ chức khóa đào tạo hiệu quả
Chìa khóa 1: Hiểu được đào tạo là đầu tư chứ không phải chi phí
Để tự tổ chức một chương trình đào tạo thành công, bạn cần ngân sách. Theo đó, cấp trên cần duyệt và cho phép bạn làm thì mới được tiến hành các khóa đào tạo. Kỹ năng bạn cần có là thuyết phục cấp trên về lợi ích của khóa đào tạo.
Cấp trên thường cho không duyệt các khóa đào tạo chưa cần thiết vì luôn nghĩ đây là chi phí phát sinh. Bạn cần thuyết phục rằng bất kỳ khóa đào tạo nào cũng đều là khoản đầu tư để phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong dài hạn.
Chìa khóa 2: Hãy tự hỏi: “Khóa này có lợi gì cho việc hoàn thành mục tiêu Doanh nghiệp?”
Dĩ nhiên là bạn không có ngân sách vô hạn hoặc thời gian đào tạo quá dài. Vì vậy, hãy tập trung thiết kế và triển khai khóa đào tạo chứa những nội dung mang lại nhiều giá trị nhất cho Doanh nghiệp.
Mục tiêu của Doanh nghiệp có thể thường xuyên thay đổi. Theo đó, bạn cần liên tục tự hỏi “Khóa đào tạo này sẽ mang lại lợi ích gì trong quá trình hoàn thành mục tiêu mới?”. Ngoài ra, bạn cần có nhiều phương án. Việc của bạn là đề xuất phương án mang lại nhiều lợi ích nhất cho cấp trên. Từ đó bạn cũng dễ dàng đề xuất khóa đào tạo cho chuyên viên đào tạo.
Chìa khóa 3: Phát triển văn hóa “học tập” cho Doanh nghiệp
Bạn cần thuyết phục cấp trên tổ chức định kỳ các khóa đào tạo. Mục đích là doanh nghiệp cần có “văn hóa đào tạo”. Nếu không có sự đào tạo thường xuyên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ khó có thể phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh như hiện nay. Cụ thể, nhân viên cần phát triển liên tục và hướng tới trình độ chuyên gia trong lĩnh vực.
Chìa khóa 4: Nhờ ban giám đốc cho lời khuyên
Khi bạn đã phát triển danh sách các chủ đề cần đào tạo, hãy tìm khóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của nhân viên và mục tiêu doanh nghiệp. Tiếp theo, hãy tận dụng ban giám đốc. Hãy yêu cầu ban giám đốc tổng kết lại và cho lời khuyên để chọn chủ đề phù hợp nhất. Lý do là đôi khi bạn sẽ không có được góc nhìn hợp lý như họ.
Chìa khóa 5: Thử nghiệm trước khi chính thức triển khai khóa đào tạo
Trước khi chính thức triển khai khóa đào tạo nào cho toàn doanh nghiệp, bạn cần thử nghiệm ở nhóm nhỏ. Tiếp theo hãy thu thập những phản hồi từ Học viên để cải thiện các điểm yếu, phát triển điểm mạnh của chương trình.
Chìa khóa 6: Chọn Giảng viên và Tài liệu học viên đạt chất lượng cao
Bạn cần lựa chọn thật kỹ những Giảng viên sẽ đứng lớp. Nếu bạn không đủ yêu cầu để triển khai chủ đề nào đó, đừng ngần ngại tìm người khác. Hoặc bạn có thể tìm kiếm các khóa đào tạo cho chuyên viên đào tạo để phát triển thêm bản thân. Ngoài ra, bạn cũng cần đầu tư nguồn lực để thiết kế tài liệu học viên một cách bài bản. Tài liệu này sẽ là “tài sản” hữu ích của Học viên sau khóa đào tạo.
Chìa khóa 7: Tạo không gian kích thích sự học hỏi từ Học viên
Hãy tạo ra không gian lớp đào tạo mang lại cảm giác “ham muốn tiếp thu, liên tục phát triển” cho Học viên. Cụ thể: cách bố trí flipchart, máy chiếu, bàn ghế, chỗ đứng của Giảng viên… là rất quan trọng.
Chìa khóa 8: Giúp Học viên hiểu giá trị khóa đào tạo mang đến cho công việc của họ ngay từ đầu chương trình
Một số nhân viên sẽ cảm thấy khóa đào tạo không liên quan đến công việc thực tế. Vì vậy, hãy giúp họ hiểu ngay từ đầu những lợi ích của chương trình mang lại cho hiệu quả công việc. Theo đó, họ sẽ hạn chế có suy nghĩ “chương trình này tiêu tốn thời gian của mình” và không đóng mọi cánh cửa tiếp thu kiến thức mới.
Chìa khóa 9: Đừng quên đào tạo nhân viên cũ
Đừng giới hạn rằng khóa đào tạo chỉ dành cho những nhân viên mới gia nhập Doanh nghiệp. Hãy tổ chức lại những nhu cầu đào tạo của các nhân viên cũ. Sau đó, lên lập kế hoạch và đề xuất phương án vận hành chuỗi đào tạo cho từng bộ phận. Tất nhiên, đây không phải là công việc chính của chuyên viên đào tạo nhưng bạn có thể hỗ trợ đề xuất để chứng minh năng lực với cấp lãnh đạo.
Chìa khóa 10: Mô tả chính xác hiệu quả sau đào tạo ra con số
Nếu chưa đo lường được hiệu quả sau đào tạo, CEO chỉ có thể nhận định chương trình bạn tổ chức là 01 khoản chí phí vô ích không hơn không kém. Hãy tìm cách xác định rõ ràng ROI của chương trình dựa trên con số cụ thể. Bạn sẽ thấy ngân sách dễ dàng được duyệt nếu biết cách mô tả chính xác hiệu quả sau đào tạo ra con số cụ thể.
Ngoài 10 “chìa khóa” trên, nếu bạn cần tìm khóa đào tạo cho chuyên viên đào tạo để phát triển kỹ năng đào tạo thì hãy tham khảo chương trình Train The Trainer 3+ tại: https://trainthetrainer.vn/dao-tao-giang-vien-chuan-3/