Một trong những lỗi phổ biến của các Trainer khi thiết kế chương trình đào tạo là tham nội dung. Kết quả là chương trình với khối lượng kiến thức khổng lồ, người học tiếp thu không kịp, người đứng lớp quên trước quên sau. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo ý kiến từ chuyên gia Phan Hữu Lộc để thiết kế đào tạo sao cho hiệu quả. Cùng khám phá nhé!
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia.
Nội dung bài viết:
ToggleViệc cần làm trước khi thiết kế chương trình đào tạo
Để thiết kế chương trình đào tạo được chuẩn xác và hiệu quả nhất, Trainer cần thực hiện một số công việc sau trước khi bắt tay vào làm:
- Xác định nhu cầu đào tạo nhằm xác định khoảng cách giữa trình độ thực tế và mục tiêu cần đạt được. Qua đó xác định những năng lực cần bổ sung và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp.
- Nghiên cứu đối tượng học viên để rõ về trình độ chuyên môn, độ tuổi,… qua đó, tùy chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp.
- Xác định thời gian và lịch trình để đưa ra quyết định về thời lượng chương trình.
- Xem xét ngân sách và các tài nguyên về kỹ thuật như phần mềm, trang thiết bị có sẵn để hỗ trợ việc thiết kế chương trình.
- Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện tiến trình. Mục tiêu cần thỏa mãn SMART, kế hoạch cần cụ thể từng bước, có thời gian và hành động rõ ràng.
Trainer Phan Hữu Lộc từng chia sẻ rằng: “Việc chuẩn bị trước khi thiết kế chương trình là tối quan trọng. Nếu bước này làm kỹ, sẽ quyết định 80% thành công khi tiến hành thiết kế đào tạo.”
Tóm lại:
Các việc cần làm:
- Xác định nhu cầu đào tạo.
- Nghiên cứu đối tượng học viên.
- Xác định thời gian và lịch trình.
- Xem xét ngân sách và các tài nguyên về kỹ thuật.
- Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch.
Khám phá: 05 bước xây dựng chương trình đào tạo kèm template
Tại sao không nên tập trung quá nhiều vào nội dung?
Mục đích cuối cùng của đào tạo là mang lại giá trị nhiều nhất cho học viên. Nếu chỉ chăm chăm vào việc làm sao để truyền tải được càng nhiều kiến thức càng tốt sẽ khiến Trainer dễ rơi vào 2 bẫy sau:
Mất cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng thực hành: Điều quan trọng không phải giúp học viên biết nhiều thông tin, mà là giúp họ biết cách áp dụng chúng. Nếu tập trung quá nhiều vào việc nhồi nhét kiến thức, bạn sẽ bỏ quên những hoạt động mang tính thực hành và áp dụng cao.
Chương trình nhàm chán, không đổi mới: Khi tập trung quá mức vào nội dung, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng “copy and paste” mà không tạo ra sự đóng góp sáng tạo riêng.
Tóm lại, Trainer cần:
- Tạo chương trình không nhồi nhét kiến thức.
- Bổ sung các hoạt động thực hành.
- Thiết kế chương trình sáng tạo, có điểm mới.
Thiết kế chương trình đào tạo cần “tinh gọn”
Tại các khóa đào tạo giảng viên nội bộ, Trainer Phan Hữu Lộc thường chia sẻ với các anh chị học viên rằng: “Một chương trình đào tạo hiệu quả là chương trình giúp người học làm được ngay tại lớp và dễ dàng áp dụng vào công việc. Nếu nội dung quá dài, đến nỗi Trainer không nhớ được, thì sao có thể bắt học viên vận dụng được? Vì vậy, khi thiết kế chương trình, bạn cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tinh gọn 3S”.
Nguyên tắc 3S là viết tắt của: Simple, Structure và Standard. Về Simple, nội dung chương trình phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ. Đối với chữ S thứ 2, Trainer phải lưu ý soạn chương trình có cấu trúc logic, thuyết phục. Và cuối cùng, mọi nội dung cần được mô hình hóa để người học dễ nhớ, dễ áp dụng.
Tóm lại:
- Chương trình cần ngắn gọn để học viên vận dụng.
- Cần tuân thủ nguyên tắc 3S.
“Vào ba ra bảy”, nội dung không rườm rà
Để đảm bảo nội dung đi vào lòng người, cần ngắn gọn và đảm bảo nguyên tắc 5+/-2. Nguyên tắc này nói rằng nội dung bạn đưa ra cần giới hạn ít nhất là ba, nhiều nhất là 7. Nếu ít hơn sẽ không đủ gây ấn tượng với học viên. Ngược lại, nếu chương trình có nhiều mục nội dung hơn 7, người học dễ bị choáng ngợp và không nhớ hết. Lúc này, hiệu quả đào tạo sẽ không đạt được như kỳ vọng.
Trainer Phan Hữu Lộc hay chia sẻ với các anh chị học viên rằng: “Nếu bạn giới thiệu chương trình học với 21 nội dung, tôi đảm bảo đa số học viên sẽ bỏ chạy hết vì không học nổi. Số ở lại khổng ngủ gà ngủ gật thì cũng sẽ làm chuyện riêng.”
Nguyên tắc 5+/-2 có thể ứng dụng vào nhiều thứ hơn bạn nghĩ. Không chỉ là về nội dung khóa học, nó còn được ứng dụng trong thiết kế slide. Cụ thể, các mục nội dung trong slide cũng không được dưới 3 và trên 7. Trong từng slide, các dòng, số lượng ý, chữ cũng phải tuân thủ nguyên tắc này.
Tóm lại:
- Nội dung cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5+/-2
- Nguyên tắc có thể được áp dụng để thiết kế slide.
Bạn nghĩ sao về quan điểm của Trainer Phan Hữu Lộc?
Trên đây là quan điểm và một số nguyên tắc mà Trainer Phan Hữu Lộc đưa ra để giúp bạn thiết kế chương trình đào tạo nhân viên hiệu quả. Bạn nghĩ sao về quan điểm này? Nếu thực hiện, bạn sẽ chọn nguyên tắc nào cho riêng mình? Bạn còn ý kiến nào khác bổ sung thêm để thiết kế đào tạo hiệu quả hơn không? Hãy để lại cảm nghĩ của mình ở phần bình luận nhé!
Thông tin thêm:
Trainer Phan Hữu Lộc (PHL) là một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo. Anh có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác tại các tập đoàn đa quốc gia như Coca Cola, Unilever, Mead Johnson, Bayer,… với vai trò là quản lý đào tạo.
Hiện tại anh đang là Co-Founder của VMP Academy và là tác giả của hàng loạt chương trình đào tạo quản lý thành công như Train The Trainer 3+, Training Manager FX, UMM, Coaching Skills For Manager.
Các nguyên tắc được nêu ra trong bài là đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm làm nghề của anh. Qua quá trình học hỏi, áp dụng, thử và cải tiến, anh Lộc đưa ra công thức dễ nhớ, dễ áp dụng, và đặc biệt phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam. Hy vọng rằng nó giúp ích được đến công việc của bạn.