Tháp học tập – Learning Pyramid là mô hình nổi tiếng, minh họa tỷ lệ ghi nhớ qua các phương pháp học khác nhau. Trong đó, “dạy lại” và “trải nghiệm” được xem là hiệu quả nhất trong việc giúp người học ghi nhớ sâu và lâu. Khám phá về phương pháp học chủ động thông qua mô hình Learning Pyramid trong bài viết này!
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia
Nội dung bài viết:
ToggleTháp học tập – Phương pháp học chủ động
Tháp học tập – Learning Pyramid cho thấy rằng các phương pháp học tập thụ động như nghe giảng hoặc đọc tài liệu thường chỉ giúp chúng ta ghi nhớ khoảng 10-20% kiến thức. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng đáng kể khi chuyển sang các phương pháp học chủ động. Đặc biệt là:
- Trải nghiệm thực tế (Learning by Doing): Với tỷ lệ ghi nhớ lên tới 75%, học thông qua thực hành giúp người học hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức qua việc áp dụng trực tiếp.
- Dạy lại (Teaching Others): Là phương pháp hiệu quả nhất, với tỷ lệ ghi nhớ lên đến 90%. Khi truyền đạt lại cho người khác, người học phải sắp xếp, hệ thống hóa và diễn giải kiến thức, từ đó khắc sâu và làm chủ thông tin.
Vậy điều gì khiến hai phương pháp này đạt hiệu quả cao như vậy? Dưới đây là phân tích chi tiết về cách chúng tăng cường khả năng ghi nhớ và ứng dụng kiến thức.
Trải nghiệm thực tế – mức độ ghi nhớ 75%
“Learning by Doing 3V” hay học qua trải nghiệm, là một phương pháp đào tạo tập trung vào việc người học tự mình thực hành và tương tác với kiến thức để chuyển đổi lý thuyết thành kỹ năng thực tế. Đây là cách học tự nhiên, khai thác toàn diện các giác quan để tạo ra hiệu quả ghi nhớ cao và lâu dài.
Trải nghiệm thực tế tác động mạnh đến não bộ và bộ nhớ, khi người học không chỉ nghe và đọc mà còn kết hợp hành động, cảm xúc và phản xạ vào quá trình học tập. Phương pháp này giúp người học:
- Hiểu sâu kiến thức: Thông qua thực hành, người học cần tư duy và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, giúp hiểu rõ bản chất nội dung.
- Ghi nhớ lâu dài: Sự kết hợp giữa lý thuyết và hành động tạo dấu ấn sâu trong bộ nhớ, giảm thiểu tình trạng quên lãng.
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: Trải nghiệm thực tế trang bị cho người học khả năng đối mặt với các thử thách, rèn luyện kỹ năng ra quyết định nhanh nhạy và ứng phó linh hoạt trong nhiều tình huống.
Phương pháp “Learning by Doing 3V” không chỉ mang lại hiệu quả học tập cao mà còn góp phần xây dựng kỹ năng ứng dụng thực tế cho người học.
Dạy lại – phương pháp giúp ghi nhớ đến 90% kiến thức
Teaching Others – là phương pháp học hiệu quả nhất trong Tháp mức độ tiếp thu, với tỷ lệ ghi nhớ cao nhất. Khi truyền đạt kiến thức cho người khác, người dạy cần nắm chắc nội dung để giải thích rõ ràng, dễ hiểu.
Dạy lại kiến thức không chỉ là quá trình chia sẻ mà còn là cách học giúp người dạy:
- Củng cố và làm sáng tỏ kiến thức: Việc truyền đạt buộc bạn phải kiểm tra và làm rõ những điểm chưa hiểu, từ đó hiểu sâu hơn.
- Ghi nhớ bền vững: Quá trình giảng dạy đòi hỏi sự suy nghĩ và sắp xếp lại kiến thức, giúp bạn nắm vững khái niệm và lưu trữ chúng trong trí nhớ lâu dài.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Dạy lại giúp bạn rèn luyện kỹ năng diễn đạt và giải thích, từ đó nâng cao khả năng giao tiếp và thuyết phục.
Ứng dụng phương pháp học chủ động trong đào tạo doanh nghiệp
Học qua trải nghiệm (Learning by Doing)
Triển khai dự án thực tế: Tạo cơ hội cho học viên tham gia các dự án liên quan trực tiếp đến công việc. Đây có thể là các bài tập nhóm, sáng kiến cải tiến quy trình, hoặc phát triển sản phẩm mới, giúp họ ứng dụng ngay kiến thức đã học.
Mô phỏng môi trường làm việc thực tiễn: Xây dựng các tình huống giả lập dựa trên công việc thực tế, tạo điều kiện để học viên giải quyết và rèn luyện kỹ năng xử lý vấn đề, phản ứng linh hoạt trong các bối cảnh công việc cụ thể.
Hoạt động thử thách và học qua trò chơi: Tích hợp các bài tập nhóm, game-based learning hoặc các thử thách học tập sáng tạo để học viên vận dụng kiến thức vào các kịch bản mô phỏng, đồng thời phát triển tư duy và kỹ năng mềm.
Thực hành ngay sau đào tạo: Kết nối lý thuyết với thực hành bằng cách tạo không gian để học viên áp dụng kiến thức ngay tại nơi làm việc hoặc trong các phiên thực hành chuyên biệt. Ví dụ, sau khóa học về kỹ năng giao tiếp, tổ chức các buổi thuyết trình hoặc mô phỏng điều hành họp để họ rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng.
Phương pháp này không chỉ giúp học viên nắm vững kiến thức mà còn phát triển năng lực ứng dụng thực tế, tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp.
Học qua dạy lại kiến thức (Teaching Others)
Nhóm học viên tự hướng dẫn: Chia học viên thành các nhóm nhỏ, khuyến khích họ giải thích và hướng dẫn lẫn nhau về nội dung đã học. Mỗi thành viên đóng vai trò người hướng dẫn một phần của khóa học, giúp tăng cường sự hiểu biết sâu hơn qua việc giảng dạy.
Giảng viên nội bộ: Sau khóa học, lựa chọn một số học viên xuất sắc làm giảng viên nội bộ hoặc mentor cho nhân viên mới. Vai trò này không chỉ giúp họ củng cố kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng dẫn dắt và chia sẻ.
Hội thảo nội bộ: Tổ chức các buổi hội thảo hoặc chuyên đề nhỏ, nơi học viên có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Đây là dịp để họ dạy lại những gì đã học và nhận phản hồi từ đồng nghiệp, thúc đẩy cả việc học tập lẫn gắn kết trong tổ chức.
Hệ thống e-learning: Tận dụng nền tảng e-learning của công ty để học viên tạo các nội dung học tập như video, bài viết hoặc bài kiểm tra. Phương pháp này giúp mở rộng tài nguyên học tập và chia sẻ kiến thức một cách dễ dàng.
Cộng đồng học tập nội bộ: Xây dựng diễn đàn hoặc môi trường học tập mở, nơi học viên thảo luận, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Khi giải thích lại kiến thức cho đồng nghiệp, học viên không chỉ củng cố hiểu biết mà còn phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp.
Phương pháp này không chỉ tăng cường hiệu quả học tập mà còn xây dựng một văn hóa học tập bền vững trong doanh nghiệp.
Tạm kết về Tháp học tập – Learning Pyramid và phương pháp học chủ động.
Thông qua thông tin về Tháp nhớ – Learning Pyramid và phương pháp học chủ động, có thể thấy rằng thực hành và dạy lại kiến thức là cách giúp học viên đạt hiệu quả học tập cao nhất. Đây chính là chìa khóa để gia tăng giá trị của việc đào tạo trong doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn – những người phụ trách L&D – thêm nhiều ý tưởng sáng tạo để thiết kế các hoạt động học tập, khuyến khích học viên áp dụng những phương pháp học tập chủ động và hiệu quả.
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý, có thể tham khảo các chương trình do VMP tổ chức dưới đây:
PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.
Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
Các khóa năng lực lãnh đạo:
UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.
Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên
Leading Emotional – Lãnh đạo đội nhóm bằng trí tuệ cảm xúc
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981.