Simulation training (hay đào tạo mô phỏng) được các tổ chức trên khắp thế giới đang khám phá để tận dụng các tiềm năng của nó. Vì đây là những chương trình chuyên dụng có tính tương tác cao, nên việc triển khai và sử dụng chúng phải được thực thi chính xác để có kết quả mong muốn.
Nội dung bài viết:
ToggleSimulation – Làm việc theo nhịp độ riêng
Đào tạo mô phỏng là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng thiết bị cơ bản hoặc phần mềm máy tính để mô hình hóa một kịch bản trong thế giới thực.
Trong quá trình đào tạo mô phỏng, người học được dạy cách thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động nhất định trong các tình huống thực tế khác nhau để họ chuẩn bị tốt hơn nếu sự kiện thực sự xảy ra.
3 giai đoạn ứng dụng phương pháp đào tạo mô phỏng
Để xây dựng một chương trình đào tạo mô phỏng, công ty có thể áp dụng mô hình “Theo dõi – Thử – Làm“ (Watch-Try-Do). Đúng với tên gọi của nó, mô hình đào tạo này sẽ gồm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Theo dõi
Trong giai đoạn “Theo dõi”, các nhân viên sẽ được theo dõi cách họ cần làm trên giao diện phần mềm. Để làm được điều này, trước tiên bộ phận đào tạo cần ghi lại các hành động theo từng bước cụ thể cần được thực hiện trong quy trình làm việc. Các bước vận hành được trình chiếu cho nhân viên dưới dạng video hoặc thông qua một khóa học trực tuyến.
Ví dụ: nếu bạn muốn đào tạo nhân viên về cách tạo hóa đơn, đặt hàng hoặc mở Outlook và gửi email, bạn có thể hiển thị các bước thực hiện chúng trong chế độ xem hoặc hiển thị bằng cách sử dụng video và sơ đồ.
Giai đoạn 2: Thử
Nhân viên có cơ hội thử thực hiện các bước đã được theo dõi trong giai đoạn này. Họ sẽ nhận được các tùy chọn gợi ý và điểm nổi bật trên màn hình để giúp họ. Hoạt động này sẽ củng cố và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học qua việc thực hành.
Những người có thiên hướng học tập kiểu “Kinesthetic” rất thích điều này vì họ thích học qua việc thực hành. Ngay cả khi họ quên mất thứ tự của các bước, các tùy chọn gợi ý và điểm nổi bật sẽ giúp họ nhớ ra. Theo một cách nào đó, điều này thu hút nhân viên tìm hiểu quy trình.
Giai đoạn 3: Làm
Trong giai đoạn này, nhân viên sẽ tự thực hiện các bước trong quy trình mà không có bất kỳ gợi ý nào. Nếu ai đó gặp khó khăn tại bất kỳ thời điểm nào, tùy chọn Trợ giúp trực tuyến sẽ khả dụng.
Có công mài sắt có ngày nên kim. Các nhân viên có thể xem các video mô phỏng và thử lại nhiều lần cho đến khi họ tự tin. Họ luôn có thể quay lại và xem toàn bộ quy trình để củng cố trí nhớ. Các nhân viên sẽ được trợ giúp bởi hệ thống hỗ trợ trực tuyến để có thể truy cập và áp dụng các kiến thức đã học trong công việc hàng ngày.
Điều tốt ở đây là, bạn có thể tùy chỉnh các mô phỏng dựa theo bản chất công việc, vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân. Bằng cách này, nhân viên sẽ được đào tạo về những gì họ phải làm và trong phạm vi được yêu cầu. Nhờ đó, các nhân viên sẽ học hiệu quả hơn trên phần mềm mà công ty triển khai và tổ chức có thể sử dụng phần mềm ở mức tối ưu và hiệu quả nhất.
Các lưu ý khi thực hiện phương pháp đào tạo mô phỏng
1. Xác định các lĩnh vực đào tạo cụ thể
Trước khi triển khai đào tạo mô phỏng trong tổ chức của bạn, hãy xác định các lĩnh vực cần phát triển kỹ năng và chỉ tham gia các nhóm liên quan trong chương trình đào tạo. Ví dụ: trong trường hợp đào tạo cho một ứng dụng phần mềm mới được thêm vào quy trình làm việc, một mô phỏng bắt chước việc sử dụng nó trong các khía cạnh hoạt động khác nhau có thể được tạo và mọi người từ các nhóm khác nhau có thể được thực hiện chỉ những quy trình có liên quan đến Hồ sơ công việc.
2. Giữ cho các mô phỏng ngắn gọn và đơn giản
Nhân viên không nên bị ngập trong một đống thông tin vì điều đó sẽ khiến việc đào tạo mô phỏng trở nên không hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là phải chia mô-đun đào tạo thành các đoạn thông tin và hoạt động đơn giản, ngắn gọn để cho phép người học trau dồi kỹ năng của họ, với việc thực hành lặp đi lặp lại, nếu cần thiết.
3. Làm cho những trải nghiệm mô phỏng càng thực càng tốt
Chú ý vào từng chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của chương trình đào tạo mô phỏng. Khi nhân viên tương tác với không gian kỹ thuật số đó, họ nên bước vào một kịch bản nhập vai mô phỏng lại bối cảnh thực tế mà họ đang vận hành. Điều này thúc đẩy khả năng giữ chân, kích hoạt hồi ức và tạo điều kiện áp dụng tốt hơn kỹ năng có được trong các quy trình làm việc thực tế.
4. Làm theo Mô hình “ Theo dõi – Thử – Làm” trong đào tạo mô phỏng
Cho dù bạn đang giới thiệu một ứng dụng phần mềm mới hay cải tiến một giao thức hiện có, nhân viên của bạn cần phải tự làm quen với khái niệm mới trước khi làm việc với ứng dụng của nó. Mô hình “theo dõi – thử – làm” cho phép người tham gia tìm hiểu về quy trình qua việc xem một video giải thích theo từng bước, sau đó thử thực hiện nó trong một giao diện ảo cho đến khi thành thạo và sau đó bắt đầu thực hiện vào công việc thực tế.
5. Chọn Đối tác phù hợp
Quan trọng nhất, hãy hợp tác với một nhà cung cấp giải pháp đào tạo sở hữu công cụ phù hợp để giúp bạn xây dựng khả năng mô phỏng phù hợp với mục tiêu đào tạo.
Xem thêm: 8 phương pháp đào tạo hiệu quả nhất 2021