Ngày 21 và 27/12/2023 vừa qua, VMP tổ chức buổi tư vấn 1:1 online cho 40 quản lý đào tạo đến từ các tập đoàn hàng đầu như: CP, Teecom, Lixil, Ojitex, Bepharco, Eisai, Brother,…. Các phiên tư vấn được dẫn dắt bởi Trainer Phan Hữu Lộc. 12 chủ đề khác nhau xoay quanh việc xây dựng kế hoạch đào tạo quản lý năm 2024, VMP nhận được hằng hà sa số những vấn đề, câu hỏi được đặt ra.
Bài viết này sẽ điểm qua một vài chủ đề nổi bật trong 2 buổi tư vấn vừa rồi. Cùng xem Trainer PHL đã đưa ra lời khuyên gì để giúp các anh chị phụ trách nhân sự giải quyết vấn đề của mình nhé! Nội dung thuộc chuỗi hoạt động chào đón sự kiện HOW TO BUILD A LEADERSHIP CULTURE.
Nội dung bài viết:
ToggleQuản lý không có thời gian tham dự vào Training, phải làm sao?
Đây là câu hỏi VMP nhận được nhiều nhất khi tổ chức 2 buổi tư vấn vừa qua. Đa số các L&D đang gặp vấn đề trong việc kêu gọi quản lý tham gia vào đào tạo. Một số vấn đề nổi bật được nêu ra: Quản lý quá bận với công việc, không có thời gian tham dự; Họ ưu tiên chạy số hơn là tham gia vào chương trình đào tạo quản lý; Khi làm TNA thì quản lý có nhu cầu, nhưng khi diễn ra lớp thì họ báo bận không thể tham dự….
Hiểu được nỗi băn khoăn của L&D, Trainer PHL đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp như sau:
Đối với trường hợp quản lý quá bận với công việc, thông thường họ bận vì đội nhóm làm việc chưa hiệu quả, do đó cần dành nhiều thời gian để giải quyết vấn đề, thậm chí ôm việc của nhân viên. Cách giải quyết là quản lý cần gia tăng thời gian đào tạo, huấn luyện kèm cặp nhân viên để đội ngũ phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu công việc. Khi nhân viên làm được việc, quản lý có nhiều thời gian hơn để tham gia training, nâng cấp bản thân.
Đối với trường hợp khi làm TNA thì quản lý có nhu cầu, nhưng khi diễn ra lớp thì báo bận không thể tham gia. Khi làm khảo sát trước khóa học xong, L&D cần phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên tổ chức các khóa có nhu cầu cao nhất và cấp thiết nhất. Song song với đó, cần xây dựng quy trình quy chế triển khai. Nếu quản lý đăng ký tham gia nhưng không đi học thì sẽ bị phạt theo chế tài để gia tăng cam kết.
Trong báo cáo hiệu quả đào tạo, cần có những số liệu gì?
Trong phiên tư vấn về chủ đề “Lập Báo Cáo, Đánh Giá, Đo Lường Hiệu Quả Đào Tạo Quản Lý”, vấn đề nổi cộm được đưa ra chính là: Cần số liệu gì trong báo cáo và làm cách nào để lấy được các số liệu này.
Sau phiên thảo luận và trao đổi, Trainer PHL đưa ra đúc kết về số liệu trong báo cáo, cần ít nhất 7 mục sau:
- Thông tin về khóa học.
- Điểm đánh giá level 1, level 2, level 3
- Số giờ đào tạo
- Hoạt động follow up
- Phản hồi từ phía giảng viên
- Chi phí đào tạo
- Ý kiến đề xuất của học viên
Vậy làm cách nào để lấy số liệu của level 2 và level 3? Khi các L&D khi chia sẻ cách làm về đo lường hiệu quả đào tạo 2 level này, VMP nhận thấy rằng họ làm chưa đủ các bước, dẫn đến kết quả đo lường không đúng, việc đề xuất các chương trình đào tạo mới cũng khó được chấp thuận vì số liệu không thuyết phục.
Đơn cử như việc đo lường hiệu quả đào tạo level 2, một L&D nọ chia sẻ rằng họ chỉ cho làm bài thi cuối khóa (post test). Việc này không mang lại lợi ích gì, vì không có cơ sở nào để đo lường được liệu người học có nhận được giá trị gì từ khóa học hay không. Để khắc phục, Trainer PHL đưa ra lời khuyên cần thực hiện song song pre-test và post test. Đề của bài thi cần giống nhau hoàn toàn. Khi đào tạo xong, L&D so sánh số điểm đạt được trước và sau. Đây là cách để đo lường chính xác quản lý học được gì sau khóa học.
Làm cách nào để phát huy hiệu quả sau đào tạo?
Đây cũng là câu hỏi VMP thường xuyên nhận được khi tổ chức các phiên tư vấn 1:1 hai ngày vừa qua. Đa số L&D đều trăn trở về vấn đề làm sao để các buổi training của mình phát huy được hiệu quả. Làm cách nào để chứng minh được phương pháp làm, hành vi làm của người học đã thay đổi sau khóa học. Đối với vấn đề này, Trainer PHL đưa ra các giải pháp tương ứng như sau:
L&D “giao việc” cho quản lý trực tiếp, cụ thể, họ cần: Quan sát nhân viên trước và sau khi tham dự khóa học có thay đổi về mặt hành vi và phương pháp làm việc hay không. L&D hỗ trợ bằng cách đưa đưa khảo sát trước và sau khóa học cho quản lý.
Khi này, một số thách thức sẽ xảy đến, bao gồm: Quản lý có thực sự theo sát nhân viên sau khóa học hay không, không thể phân định rõ giữa level 2 và 3, quản lý không quan tâm đến việc thay đổi ở nhân viên, chưa xây dựng được chỉ số đo lường, nhân viên đi học về nhưng không có đất diễn.
Vậy giải pháp là gì? L&D cần chọn các năng lực cốt lõi để đào tạo. Các năng lực này phục vụ trực tiếp đến sự phát triển hiệu suất làm việc của nhân viên. Khi này, quản lý có “lý do” để theo sát nhân viên, đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện để nhân viên có thể áp dụng sau khóa học. Tiếp đó, L&D cũng cần xây dựng tinh thần học tập chủ động trong tổ chức – một yếu tố tạo nên văn hóa leadership. Khi có được văn hóa này, quản lý sẽ là người tiên phong dẫn dắt, khuyến khích nhân viên phát triển. Việc follow up sau khóa học cũng vì thế mà diễn ra dễ dàng hơn.
Tạm kết về recap Webinar: Tư vấn “Xây dựng kế hoạch đào tạo Quản lý năm 2024”
Trên đây là một số nội dung nổi bật được trao đổi trong 12 phiên tư vấn do VMP tổ chức trong ngày 21 và 27/12/2023 vừa qua. Bên cạnh các chủ đề nêu trên, rất nhiều vấn đề khác cũng đã được đề cập và khai mở hướng giải quyết bởi Trainer PHL. Tin rằng những chia sẻ từ anh đã giúp ích rất nhiều đến công việc của các anh chị.
Nếu thấy hứng thú với những buổi tư vấn như thế này, bạn có thể theo dõi các sự kiện mới nhất từ VMP để đăng ký tham dự. Hẹn gặp bạn một ngày không xa.