Phương pháp đào tạo hiệu quả – AFTA | Train The Trainer 3+

AFTA được biết đến là một phương pháp đào tạo hiệu quả. Nó khuyến khích học viên tiếp thu kiến thức thông qua việc tự khám phá, thay vì đợi Trainer cung cấp như phương pháp truyền thống. Vậy, AFTA là gì? Và làm cách nào để ứng dụng AFTA vào đào tạo hiệu quả? Cùng khám phá ngay tại bài viết này nhé!

Nội dung thuộc Tips dẫn giảng

AFTA là gì? 

AFTA là viết tắt của Action First, Talk After. Đây là phương pháp đào tạo hiệu quả, khi khuyến khích học viên suy nghĩ, hành động, và chia sẻ quan điểm trước khi Trainer đưa ra đáp án. Phương pháp này cũng được chia sẻ trong khóa Train The Trainer 3+ và được áp dụng trong tất cả các khóa học do VMP tổ chức. 

Phương pháp này dựa trên nguyên lý hoạt động của tháp ghi nhớ. Theo đó, thông qua các hoạt động như thảo luận, thực hành, chia sẻ, học viên sẽ lĩnh hội được từ 50 – 90% kiến thức. Hiệu quả hơn rất nhiều so với NATO (Not Action, Talk Only) – Phương pháp đào tạo tập trung hoàn toàn vào việc chia sẻ, giảng giải bị động bởi Trainer.

Nhà sáng lập hãng Apple – Steve Jobs từng nói rằng: “Khi học viên tự mình sáng tạo là quá trình học đang diễn ra và Trainer là người hỗ trợ, thúc đẩy việc này”. Tương ứng, phương pháp AFTA cho phép học viên tham gia nhiều hơn vào quá trình học, và Trainer chỉ là người hướng dẫn và đúc kết cuối cùng. Dưới đây là một số cách giúp bạn đưa AFTA vào lớp học của mình:

Cho học viên thảo luận nhóm

Theo tháp mức độ ghi nhớ, thảo luận nhóm là hoạt động giúp học viên tiếp thu 50% kiến thức. Hoạt động này giúp học viên tăng cường hiểu biết về chủ đề khi phải nghiên cứu, phân tích và thảo luận. Hơn nữa, thảo luận cũng giúp học viên đưa ra ý kiến đa chiều hơn, khuyến khích kết nối, mở rộng mối quan hệ với bạn cùng lớp.

Cách để triển khai thảo luận nhóm: Hãy chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi về chủ đề bạn muốn học viên tìm hiểu. Sau đó chia lớp thành nhóm nhỏ (với số lượng thành viên tùy chỉnh theo tình hình thực tế) và đưa yêu cầu thảo luận. Lưu ý, hãy quy định thời gian cho hoạt động này. Sau khi học viên đưa ra ý kiến, bạn đúc kết và bổ sung thêm ý kiến (nếu có).

Tóm lại, bạn cần:

  1. Chuẩn bị sẵn câu hỏi.
  2. Chia nhóm
  3. Cho học viên thảo luận và nêu ý kiến.
  4. Trainer đúc kết.

Tổ chức các hoạt động thực hành

Tiếp theo, để áp dụng phương pháp đào tạo hiệu quả AFTA, bạn cần lồng ghép các hoạt động thực hành với Learning by Doing 3V. Việc này giúp học viên tiếp thu đến 75% kiến thức. Một số hoạt động mà Trainer từ VMP thường áp dụng cho học viên bao gồm: Sắp xếp giấy màu; tham gia trò chơi; tự thuyết trình; diễn kịch; bài tập tình huống… Sau khi trải nghiệm, học viên tự đúc kết và đưa ra bài học.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ứng dụng cách này để đào tạo nhân viên trên công việc – on the job training. Cụ thể, hãy giao một dự án hoặc nhiệm vụ nào đó và yêu cầu nhân viên làm. Sau đó, yêu cầu nhân viên báo cáo những gì đã học được, làm được. Dựa trên kết quả công việc, bạn đưa ra điều chỉnh và đào tạo thích hợp. 

Tóm lại, bạn cần:

  1. Áp dụng Learning By Doing 3V trong lớp.
  2. Ứng dụng hoạt động thực hành để đào tạo trong công việc. 

Để học viên “teach back” lẫn nhau

Cuối cùng, phương pháp đào tạo hiệu quả nhất trong AFTA là để học viên teach back lẫn nhau. Hoạt động này giúp người học tiếp thu đến 90% kiến thức. Để thực hiện, bạn yêu cầu học viên “dạy lại” những gì đã học được cho người khác. Việc này nên được lặp lại thường xuyên sau mỗi học phần để học viên có dịp review lại toàn bộ kiến thức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để tự học hiệu quả. Trong quá trình học tập, hãy tưởng tượng nếu bạn phải dạy lại nội dung cho người khác, bạn sẽ nói như thế nào để họ hiểu. Nếu không thể diễn tả trôi chảy thì bạn đang không nắm vững kiến thức đó. Bạn cần thời gian để tìm hiểu và ôn tập nhiều hơn.

Tóm lại:

  1. Yêu cầu học viên dạy lại kiến thức cho người khác.
  2. Lặp lại hoạt động này ở cuối mỗi học phần.
  3. Bạn cũng có thể áp dụng teach back để tự học hiệu quả.

Bạn nghĩ như thế nào về AFTA? 

Trên đây là một số thông tin về phương pháp đào tạo hiệu quả AFTA và cách ứng dụng để lớp học thêm sinh động. Bạn nghĩ sao về nó? Bạn đã từng ứng dụng AFTA vào đào tạo chưa? Hiệu quả của nó như thế nào? Nếu được chọn một trong các cách trên đây, bạn sẽ chọn cách nào để lớp học hiệu quả hơn? Hãy comment phía bên dưới để cùng thảo luận với trainthetrainer bạn nhé!

Thông tin thêm

Tháp mức độ ghi nhớ (Pyramid of Learning) được ghi lại lần đầu bởi Edgar Dale – một nhà giáo dục và nhà nghiên cứu người Mỹ vào những năm 1940 và sau đó được phổ biến rộng rãi. Edgar Dale được biết đến với các công trình về thiết kế chương trình học tập, công nghệ giáo dục và nghiên cứu về cách thức học tập của con người.

Pyramid of Learning trình bày một cách đơn giản các phương thức học tập và mức độ ghi nhớ tương ứng với mỗi phương thức. Nó cho thấy rằng việc tham gia vào các hoạt động học tập tích cực và tương tác với thông tin có thể dẫn đến việc ghi nhớ lâu dài hơn.