5 NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA GIẢNG VIÊN NỘI BỘ

Tại các doanh nghiệp hàng đầu, giảng viên nội bộ đều góp phần quan trọng trong việc định hướng, giúp nhân viên hiểu rõ công việc và điều hành chúng một cách có tổ chức. Vậy giảng viên nội bộ là ai? Vai trò, trách nhiệm và năng lực của giảng viên nội bộ là gì? Hãy cùng Train The Trainer tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về chức danh này.

Giảng viên nội bộ là ai?

Bất cứ ai cũng có thể trở thành một giảng viên nội bộ như nhà quản lý, lãnh đạo – những người đã sở hữu kiến thức chuyên môn công việc tốt. Đây là những người có nhu cầu cải thiện khả năng truyền đạt nội dung bài giảng đến nhân viên.

Giảng viên nội bộ là người phụ trách các khóa học dành cho cá nhân và doanh nghiệp, nhằm bổ trợ những kỹ năng, kiến thức cho từng cá nhân, đội nhóm trong công ty để bắt kịp xu thế kinh doanh hiện đại đang thay đổi từng ngày. Giảng viên nội bộ sẽ tìm hiểu nhu cầu, xây dựng lộ trình học tập, thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá và đo lường hiệu quả các khóa học trong doanh nghiệp. Đây không phải là một ngành nghề thông thường mà nó vô cùng đặc biệt, một ngành nghề quyết định sự sống còn cho các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.

Vai trò của giảng viên nội bộ

Vai trò của giảng viên nội bộ được xác định dựa vào bộ năng lực i.PLOC của chương trình đào tạo giảng viên nội bộ chuẩn 3+, cụ thể như sau:

Inspirer – Người truyền cảm hứng

Đối với một giảng viên nội bộ, để đạt được thành công sau buổi đào tạo, giảng dạy, họ cần phải biết cách truyền cảm hứng, năng lực tích cực cho nhân viên. Từ đó nhân viên có thể làm việc một cách tốt hơn.

Planner – Người hoạch định kế hoạch giảng dạy

Là một giảng viên nội bộ, bạn cần định hướng cụ thể kế hoạch cho đội ngũ của mình thực thi. Đối với vai trò này, bạn cần xác định mục tiêu và lựa chọn các phương thức để thực hiện mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả.

Leader – Người gây ảnh hưởng và dẫn dắt học viên

Vai trò tiếp theo của một giảng viên nội bộ là trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.

Một giảng viên nội bộ xuất sắc là một người sở hữu khả năng tác động đến quá trình học của nhân viên và tạo ra được kết quả như mong đợi.

Organizer – Người tổ chức, điều hành

Sở hữu một kế hoạch hoàn hảo nhưng không biết cách tổ chức vận hành là một thất bại lớn của người quản lý. Vận hành công việc tốt đồng nghĩa với kết quả nhận lại sẽ tích cực. Nhà quản lý sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và thích ứng nhanh hơn với những thay đổi bất thường trong quá trình làm việc.

Coach – Người huấn luyện đáng tin cậy

Huấn luyện là vai trò quan trọng mà giảng viên nội bộ phải đảm nhiệm. Huấn luyện giúp bạn tiết kiệm được thời gian và sức lực, bởi lúc này bạn sẽ không cần phải giám sát nhân viên quá nhiều, họ đã tự ý thức hoàn thành công việc của mình để đạt mục tiêu chung.

Control – Người giám sát, kiểm soát thời gian và hoạt động

Giám sát cũng là một vai trò mà giảng viên nội bộ cần lưu ý trong quá trình đào tạo, giảng dạy. Họ phải biết kiểm soát thời gian, giám sát hoạt động của nhân viên, từ đó mới có thể thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.

05 năng lực cốt lõi của giảng viên nội bộ

Để trở nên chuyên nghiệp và trở thành giảng viên xuất sắc bên cạnh kiến thức và sự yêu thích chia sẻ. Giảng viên cần trang bị khả năng theo 5 tiêu chí:

Có đủ kinh nghiệm

Có đủ kinh nghiệm - năng lực của giảng viên nội bộ
Có đủ kinh nghiệm – năng lực của giảng viên nội bộ

Ở đây chính là đủ kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy để có thể truyền đạt, định hướng cho nhân viên giúp họ hiểu được công việc, từ đó làm việc hiệu quả và hoàn thành mục tiêu.

Xem thêm: Khóa đào tạo Năng lực toàn diện cho quản lý

Biết đúc kết

Biết đúc kết
Biết đúc kết

Là khả năng tổng hợp kiến thức từ quá trình học hỏi và trải nghiệm. Đối với một giảng viên nội bộ, bạn cần phải biết tổng hợp những điều chi tiết có tính chất chung nhất, trình bày thành những điều khái quát trong công việc để nhân viên có thể hiểu và thực hiện.

Đơn giản hóa

Đơn giản hóa
Đơn giản hóa

Là một giảng viên nộ xuất sắc, bạn không thể đi theo lối mòn cũ của những người đi trước bằng cách truyền đạt lý thuyết suông, khó nhớ. Thay vào đó, hãy mô hình hóa, công thức hóa những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình học hỏi và trải nghiệm, sau đó đưa bài bài giảng. Mục đích của những mô hình này giúp nhân viên có thể nắm được ý chính trong quá trình đào tạo và có thể áp dụng được sau đó.

Sử dụng phương pháp phù hợp

Sử dụng phương pháp phù hợp - năng lực của giảng viên nội bộ
Sử dụng phương pháp phù hợp – năng lực của giảng viên nội bộ

Chọn lựa và sử dụng phương pháp đào tạo đúng và đạt hiệu quả cao với người học. Thay vì áp đặt phương pháp trong quá trình đào tạo, hãy tham khảo ý kiến của nhân viên, học viên để lựa chọn phương pháp hợp lý. Điều này vừa giúp họ có thể tiếp cận bài giảng tốt hơn, vừa không phải loay hoay trong việc tiếp cận phương pháp này.

Xem thêm: Phương pháp đào tạo Learning by Doing 3V

Điều chỉnh

Điều chỉnh
Điều chỉnh

Một yếu tố quan trọng cần phải có của giảng viên nội bộ là khả năng cải tiến, chỉnh sửa nội dung & phương pháp đào tạo. Cho dù bạn là một giảng viên nội bộ xuất sắc tài đến đâu, khả năng truyền đạt tốt đến đâu, nhưng nếu không cải tiến với chỉnh sửa nội dung đào tạo thì nó có thể gây nhàm chán cho người học. Vì vậy cần phải luôn sáng tạo, liên tục điều chỉnh nội dung lẫn phương pháp trong quá trình đào tạo.

Tạm kết

Trên đây là những khái niệm, vai trò cũng như phương pháp giúp bạn có cái nhìn mới hơn về năng lực của giảng viên nội bộ. Để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này cũng như những thông tin bổ ích về đào tạo giảng viên nội bộ, vui lòng xem thêm tại đây.