Mô hình 8 bước dẫn giảng dễ dàng với “IN-LEAD-OUT”

cấu trúc dẫn giảng

Để trình bày lôi cuốn và giúp người nghe dễ dàng nắm bắt, giảng viên nội bộ cần một cấu trúc dẫn giảng logic và hiệu quả. Không chỉ giúp người đứng lớp hệ thống kiến thức mà còn giúp họ trở nên chuyên nghiệp và thành công hơn. Để làm được điều đó, bạn có thể áp dụng mô hình dẫn giảng In-LEAD-OUT. Đây là nội dung độc quyền thuộc chương trình Train The Trainer 3+ tại VMP. Với mô hình này, bạn sẽ có đủ 8 bước dẫn giảng cụ thể, đơn giản và ứng dụng cho mọi nội dung.

Xem thêm: Kỹ năng dẫn giảng là gì?

Phần 1: Intro – Giới thiệu mở màn

Giới thiệu mở màn từng nội dung gây ấn tượng
Giới thiệu mở màn từng nội dung gây ấn tượng

Hãy có phần mở màn ấn tượng để thu hút sự chú ý và tập trung của học viên. Thay vì nói liên tục từ nội dung này đến nội dung khác, người giảng viên nên chia chương trình thành các phần chính với từng chủ đề. Trước khi bắt đầu một chủ đề nào, giảng viên cần tập trung mọi người lại và giới thiệu mở màn. Hãy nêu tên của chủ đề, nội dung hay hoạt động chính mà học viên sẽ thực hiện, mục đích của phần này là gì. 

Việc chia nội dung thành từng phần giúp học viên dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng trong từng chủ đề và theo kịp với chương trình. Phần mở màn ở đầu mỗi nội dung nên ngắn gọn nhưng phải ấn tượng để gây chú ý với các học viên. 

Phần 2: LEAD – Dẫn dắt nội dung 

Phần này bao gồm 4 bước chính theo LEAD là: Link to the section – Explain – Ask/ Answer/ Action – Done deal. Mục đích chính để dẫn dắt học viên vào từng nội dung, hướng dẫn thực hành và chốt lại đáp án cuối cùng.   

Dẫn dắt nội dung từng phần để vận dụng
Dẫn dắt nội dung từng phần để vận dụng

Link to the section – Diễn giải từng nội dung

Sau phần mở màn giới thiệu ở mỗi nội dung, hãy dẫn dắt các học viên vào chủ đề. Đây là một bước quan trọng trong cấu trúc dẫn giảng. Việc diễn giải vào từng phần giúp học viên thích thú hơn so với khi nói trực tiếp vào nội dung. Đây cũng xem như một bước đệm để các học viên chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng trong trạng thái tốt nhất để tham gia lớp học. 

Hãy bắt đầu nội dung bằng một câu hỏi nào đó hoặc bất kỳ hoạt động, trò chơi nào có liên quan đến chủ đề. Bước này cũng giúp warm-up không khí lớp học khiến mọi người tham gia tích cực hơn. Sau khi đã dẫn dắt, hãy nói về nội dung đó. 

Explain – Giải thích hoặc gợi ý cách thực hiện

Ở phần tiếp theo trong quá trình dẫn giảng, người giảng viên cần giải thích hoặc gợi ý cách thực hiện. Sau khi đã nghe về lý thuyết, người học viên cần được hướng dẫn để thực hiện. Nếu phần nội dung khó hiểu, bạn hãy giải thích cụ thể cho học viên để họ nắm được thông tin quan trọng. Một số học viên có thể gặp khó khăn, lúc này giảng viên có thể gợi ý cách thực hiện để họ áp dụng dễ dàng hơn. 

Ask/ Answer/ Action – Triển khai tư duy và hành động 

Sau khi đã được giải thích và gợi ý cách thực hiện, các học viên sẽ bắt tay vào thực hành. Nhưng trước khi bắt đầu, giảng viên cần đặt câu hỏi hoặc khơi gợi học viên đặt câu hỏi nếu họ còn chưa hiểu rõ nội dung mình phải làm. Sau khi đặt câu hỏi, hãy để học viên chủ động trả lời. Hoặc với những ai còn thắc mắc và có câu hỏi, giảng viên hãy giúp họ trả lời. Khi tất cả học viên đã hiểu rõ, giảng viên sẽ để họ thực hành. 

Done deal – Đồng thuận và chốt đáp án

Phần tiếp theo trong cấu trúc dẫn giảng là đồng thuận và chốt đáp án. Sau khi các học viên đã tham gia thực hành phần nội dung, họ sẽ cùng chốt với giảng viên để tìm ra đáp án cuối cùng. Thế nhưng đáp án này cần có sự đồng thuận từ hai phía là giảng viên và người học. Khi đã cho mọi người tự do thực hành theo suy nghĩ của họ, bạn hãy cùng học viên xem lại kết quả và thảo luận để chốt đáp án cuối cùng. Đây sẽ là đáp án mà tất cả người học thấy hợp lý và thuyết phục. 

Phần 3: OUT – Kết thúc hoàn hảo

Với phần cuối để đóng lại nội dung, bao gồm 3 bước là: Outcome – Use – Thanks. Phần này giúp giảng viên đóng lại nội dung, hướng dẫn người học áp dụng vào công việc thực tế và gửi lời cảm ơn đến họ. 

Outcome – Tổng kết kết quả đạt được

Kế đến, giảng viên hãy tổng kết lại kết quả đạt được. Sau khi mọi người đã thống nhất với phần đáp án đúng cuối cùng, hãy so lại với kết quả mà các học viên vừa thực hành. Việc tổng kết kết quả giúp giảng viên nắm được mức độ tiếp thu và thực hành trực tiếp của học viên. Bên cạnh đó, bước này có thể giúp bạn tính điểm và có những phần thưởng khuyến khích cho học viên sau mỗi nội dung chính.   

Use – Vận dụng vào công việc thực tế  

Bước kế tiếp trong cấu trúc dẫn giảng là giúp học viên vận dụng vào công việc thực tế. Sau khi học viên đã trải qua quá trình tiếp thu kiến thức mới, được hướng dẫn và thực hành, đúc kết lại nội dung. Đây là một bước cần thiết để họ có thể áp dụng những gì học được vào công việc hiện tại. Vì mấu chốt của đào tạo chính là giúp học viên hiểu và làm được. Giảng viên hãy khuyến khích người học liên tục vận dụng vào công việc để ghi nhớ và làm được thuần thục chứ không chỉ dừng lại ở lớp học. 

Thanks – Gửi lời cảm ơn đến các học viên

Cuối cùng, sau khi đã kết thúc một phần chính trong chương trình, hãy gửi lời cảm ơn đến các học viên. Cảm ơn vì họ đã tham gia tích cực và mang lại kết quả cho chương trình đào tạo. Sự đóng góp và tham gia của các học viên giúp cho lớp học diễn ra suôn sẻ và thành công hơn.

Bên cạnh mô hình dẫn giảng In-LEAD-OUT, chúng tôi gợi ý cho bạn 08 Phương pháp đào tạo hiệu quả nhất trong năm 2021