Học tập tự định hướng – Self Directed Learning (SDL)

Học tập tự định hướng

Học tập tự định hướng – Self Directed Learning (SDL)

Học tập tự định hướng – Self Directed Learning (SDL) là phương pháp học tập giúp bạn nâng cao khả năng tự học, phát triển tư duy, nâng cấp bản thân. Vậy phương pháp này nói về điều gì? Làm thế nào để áp dụng vào học tập hiệu quả? Khám phá bài viết dưới đây!

Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để gia tăng trải nghiệm học tập

Học tập tự định hướng là gì?

Học tập tự định hướng – Self Directed Learning (SDL) là quá trình người học chủ động quản lý và điều khiển hành trình học của mình. Khác với cách học truyền thống, phương pháp này cho phép người học tự đặt ra mục tiêu, chọn tài liệu phù hợp và đánh giá kết quả mình đạt được.

Người đi làm thường áp dụng phương pháp này để rèn luyện kỹ năng mới, nâng cao chuyên môn, hoặc thích ứng với những thay đổi trong công việc mà không cần phải hoàn toàn lệ thuộc các khóa học chính quy.

Ưu điểm của học tập tự định hướng

Tùy chỉnh thời gian và tài liệu học tập: Bạn có thể tự do lựa chọn thời gian và địa điểm học, cũng như các nguồn tài liệu phù hợp với công việc và sở thích của mình. Điều này giúp giảm áp lực về thời gian, đặc biệt đối với những người bận rộn.

Nâng cao kỹ năng tự quản lý: Tự đặt mục tiêu và theo dõi quá trình học tập giúp bạn rèn luyện kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian và tự đánh giá – những kỹ năng thiết yếu trong công việc.

Học theo cách của bạn: Tự định hướng giúp điều chỉnh phương pháp học phù hợp với phong cách cá nhân. Bạn có thể lựa chọn học qua sách, video, podcast hoặc tham gia các cộng đồng học trực tuyến.

Ứng dụng ngay vào công việc: Phương pháp học tự định hướng giúp bạn tập trung vào những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc. Từ đó mang lại kết quả ngay lập tức và nâng cao hiệu quả học tập.

Nhược điểm của học tập tự định hướng

Thiếu định hướng từ người dạy: Không có người hướng dẫn trực tiếp, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định lộ trình học phù hợp và giải quyết những vấn đề phức tạp.

Yêu cầu sự tự giác và kỷ luật cao: Phương pháp này cần bạn phải tự giác và kiên trì cao. Nếu bạn là người thiếu động lực hoặc kỹ năng tổ chức kém, quá trình học có thể bị ngắt quãng và không hiệu quả.

Nguy cơ học lan man: Nếu không lập kế hoạch cụ thể, bạn sẽ dễ bị phân tâm và học mà không có mục tiêu rõ ràng. Kết quả là bạn tiếp cận được nhiều thông tin nhưng lại không thể áp dụng vào công việc hiện tại.

Cách áp dụng phương pháp học tập tự định hướng

Các bước áp dụng học tập tự định hướng
Các bước áp dụng học tập tự định hướng

Bước 1: Xác định nhu cầu học tập

Trước tiên, người học tự nhận thức được những gì mình cần học dựa trên mục tiêu cá nhân hoặc yêu cầu công việc. Nhận thức rõ những điểm yếu của bản thân và xác định những điểm cần cải thiện.

Ví dụ: Anh Minh, một nhà quản lý dự án, nhận thấy rằng một số dự án bị trễ thời hạn do nhân viên không nắm rõ nhiệm vụ của mình. Anh quyết định rằng việc cải thiện kỹ năng giao việc là cần thiết để tăng hiệu suất làm việc.

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cụ thể

Sau khi xác định nhu cầu, người học sẽ thiết lập các mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn này, bạn có thể áp dụng mục tiêu SMART để đặt mục tiêu học tập dễ dàng hơn.

Ví dụ: Mục tiêu của anh Minh là: Trong 3 tháng tới, anh sẽ thành thạo công thức giao việc  Post C+  giúp nhân viên hiểu rõ công việc và nâng cao hiệu quả làm việc.

Bước 3: Lập kế hoạch học tập

Tiếp theo, người học nên lập một kế hoạch học tập cụ thể. Trong kế hoạch này, cần chỉ rõ các nguồn tài liệu và phương pháp học tập phù hợp. Bạn có thể sử dụng biểu biểu đồ xương cá Ishikawa để hỗ trợ bước này.

Ví dụ: Anh Minh sử dụng biểu đồ xương cá và lập kế hoạch như sau: Tháng cuối, anh sẽ thành thạo Post C+ và giao việc cho nhân viên rõ ràng và cụ thể. Tháng thứ hai, anh bắt đầu thực hành áp dụng Post C+ để giao những việc vặt cho nhân viên. Tháng đầu tiên, anh sẽ tìm hiểu chi tiết về công thức giao việc và cách áp dụng thông qua bài viết, video trên mạng hoặc tham gia khóa  UMM – Năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.

Bước 4: Triển khai kế hoạch và ứng dụng

Khi đã có kế hoạch học tập chi tiết, bạn hãy bắt tay vào việc học của mình. Trong quá trình triển khai, hãy nhớ áp dụng phương pháp mọi lúc mọi nơi để biến kiến thức thành kỹ năng.

Ví dụ: Khi giao việc, anh Minh cần yêu cầu nhân viên phải hiểu rõ nhiệm vụ, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả, thời gian hoàn thành và những mong đợi về chất lượng công việc.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Sau một thời gian áp dụng phương pháp học tập tự định hướng, bạn nên tự đánh giá hiệu quả của quá trình này. Bạn đã đạt được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đã đề ra. Để có đánh giá khách quan hơn, bạn có thể xin ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới về các kỹ năng mà bạn đang nỗ lực cải thiện.

Ví dụ: Anh Minh họp với nhóm để lắng nghe phản hồi về cách giao việc của mình. Nếu nhân viên thấy chưa rõ ràng, anh sẽ điều chỉnh cách giao tiếp và phân công công việc để phù hợp hơn.

Tạm kết về học tập tự định hướng – Self-directed learning

Trên đây là một số thông tin về phương pháp học tập tự định hướng – Self-directed learning. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn trong việc học tập và phát triển bản thân. Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số khóa học dành cho cá nhân do VMP tổ chức:

Các khóa nâng cao năng lực đào tạo:

PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.

Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.

Các khóa năng lực lãnh đạo:

UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.

Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên

Leading Emotional – Lãnh đạo đội nhóm bằng trí tuệ cảm xúc

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981.

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon

Đăng ký Nhận Brochure