Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đào tạo thông qua internet dần dần trở thành nhu cầu cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Chính vì thế phương pháp E-Learning ra đời nhằm giải quyết những mong muốn của các doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này nhé.
- Khái niệm E-Learning
E-Learning là viết tắt của cụm từ Electronic Learning, là phương pháp đào đạo thông qua các công cụ trên nền tảng internet. Đây có thể được xem như một môi trường để truyền tải và lưu trữ dữ liệu. Thông qua các công cụ trực tuyến, nhà đào tạo và học viên có thể trao đổi và tương tác lẫn nhau cũng như truy cập vào các hệ thống dữ liệu khác nhau.
- Ưu điểm
E-Learning là phương pháp đào tạo theo khuynh hướng hiện đại hóa với những ưu điểm sau:
– Tiết kiệm về thời gian và tiền bạc: với phương pháp này, học viên sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại giữa các địa điểm đào tạo bởi vì chỉ cần có kết nối internet, học viên sẽ được training ở mọi lúc mọi nơi. Không những thế, những khóa đào tạo trực tuyến thường sẽ có giá rẻ hơn những khóa đào tạo trực tiếp trong khi chất lượng không quá chênh lệch.
– Quy mô giảng dạy mở rộng: thay vì những địa điểm đào tạo truyền thống chỉ có sức chứa khoảng 40 người/ khóa thì với phương pháp E-Learning, số lượng học viên là không giới hạn, bởi vì họ có thể tham gia các buổi đào tạo ở mọi lúc, mọi nơi.
– Đào tạo tập trung: không như các khóa đào tạo truyền thống đào tạo online cung cấp cho học viên lợi thế được truy cập và nghiên cứu bài giảng nhiều lần vì dữ liệu được lưu trữ trực tuyến. Đây là điều rất cần thiết vì nếu học viên không hiểu vấn đề nào đó, họ có thể truy cập lại bài giảng để nghiên cứu.
– Tự định hướng và điều chỉnh: với đào tạo trực tuyến, học viên sẽ chủ động tự lựa chọn những khóa đào tạo phù hợp với mục tiêu và cần thiết với bản thân cũng như học viên sẽ tự điều chỉnh tiến độ buổi đào tạo tùy theo khả năng của mình.
– Tính linh hoạt: một trong những ưu điểm lớn nhất của E-Learning chính là tính linh hoạt. Học viên sẽ không bị bó buộc về thời gian, địa điểm. Thời gian và địa điểm sẽ được họ từ điều chỉnh sao cho họ cảm thấy thoải mái và phù hợp nhất để tham gia khóa đào tạo. Sự linh hoạt của phương pháp còn được thể hiện qua tính định hướng và điều chỉnh được nêu ra ở trên.
– Khả năng tương tác: Đào tạo trực tuyến có thể giúp nhiều người tương tác với nhau ở mọi nơi mọi lúc. Cùng nhau thảo luận những vấn đề xung quanh khóa học cũng hộ trợ lẫn nhau vào mọi thời điểm.
- Nhược điểm
Mặc dù đây là phương pháp có nhiều ưu điểm tốt, nhưng phương pháp này vẫn còn tồn đọng nhiều yếu điểm.
- Tính trung thực của học viên: vì đây là phương pháp đào tạo trực tuyến, vì vậy trainer sẽ không biết được ai là người thực hiện những bài test mình đặt ra. Dẫn đến chất lượng đào tạo sẽ không hiệu quả.
- Khó chỉnh sửa, thay đổi nội dung đào tạo: với phương pháp đào tạo truyền thống, mỗi khi có sự thay đổi về chương trình, trainer sẽ cập nhật ngay lập tức để đào tạo cho học viên. Còn với E-Learning, mỗi lần nội dung giảng dạy có sự thay đổi, hệ thống cần trải qua nhiều lần xét duyệt sau đó nhà đào tạo mới có thể đào tạo chương trình mới cho học viên.
- Chưa thể tiếp cận với mọi người: vì đây là phương pháp hiện đại cho nên rào cản về CNTT có thể gây những trở ngại cho người học nói chung và người lớn tuổi nói riêng trong việc truy cập tài liệu, nội dung khóa học.
- Không tương tác trực tiếp: tuy phương pháp này có tính tương tác cao nhưng hiệu quả mang lại sẽ không như phương pháp truyền thống. Học viên nếu có thắc mắc thì sẽ phải thông qua các bước trung gian như gửi mail, gọi điện thoại,…
- Giảm sự hăng say đào tạo của trainer: đối với phương pháp truyền thống, trainer và học viên sẽ tương tác trực tiếp với nhau, tạo một không khí sổi nổi và lôi cuốn cho buổi học. Còn với E-Learning, giảng viên chỉ đào tạo và tương tác trước ống kính, điều đó cũng phần nào làm giảm sự say mê đào tạo của trainer.
- Vấn đề về bản quyền: với thực trạng bản quyền trí tuệ về bài giảng không được tôn trọng như hiện nay, việc chuyển từ phương pháp đào tạo truyền thống sang E-Learning cũng kiến nhiều trainer e ngại.