3 BƯỚC TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ TÍCH CỰC I CAFE & LEARN

Sự tích cực của một nhà quản lý sẽ truyền cảm hứng và tạo động lực làm việc đến nhân viên. Không chỉ vậy, nhà quản lý tích cực sẽ xây dựng văn hóa xung quanh và thiết lập giai điệu cho đội nhóm. Chính vì vậy là một người đang lãnh đạo đội nhóm, bạn phải tìm hiểu 3 bước trở thành nhà quản lý tích cực trong bài viết này.

Đây cũng là nội dung được chia sẻ tại sự kiện Cafe & Learn tháng 2 vừa qua do VMP Academy tổ chức.

Bước 1: Nhận diện sự tiêu cực

Cảm xúc tiêu cực của một người quản lý thường xuất hiện khi nhân viên làm không đúng ý, kết quả công việc chưa đạt. Cảm xúc này của người quản lý chỉ nên xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ vừa phải. Nếu không quản lý sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cả đội nhóm của bạn.

Và để kiềm chế cảm xúc đó, bạn cần nhận diện được sự tiêu cực bằng cách trả lời các câu hỏi: Bạn đang muốn đạt hiệu quả thế nào trong công việc? Và điều gì đang ngăn cản bạn chưa hành động để đạt được điều đó? Bạn cần có những hành động quyết đoán nào để ngăn cản sự tiêu cực trong bạn?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, quản lý cần xây dựng mục tiêu để tạo nên sự tích cực trong công việc. Công thức bạn có thể áp dụng là SMART, trong đó: S-Specific: Cụ thể, M-Measurable: Đo lường được, A-Actionable: Tính Khả thi, R-Relevant: Sự Liên quan, T-Timely: Thời gian cụ thể.

Bước 2: Tìm ra rào cản khiến bạn khó thay đổi

Tiếp nối quá trình nhận diện sự tiêu cực, bước tiếp theo quản lý cần làm là kích hoạt động lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, nhà quản lý phải xác định rõ những rào cản nội tại nhằm tìm ra phương pháp tạo động lực hợp lý.

Cách hiệu quả nhất tạo động lực là tự bản thân viết ra 3 suy nghĩ tiêu cực bạn thường có trong công việc và với nhân viên. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách tự động viên như: coi trọng những thành công nhỏ, viết lộ trình về những tiến bộ của bạn, nghĩ đến kết quả khi bạn loại bỏ sự tiêu cực, giao tiếp tích cực với người khác…

Khi đã có động lực và nhận diện rõ những suy nghĩ tiêu cực, bước thứ 3 quản lý cần làm là xử lý các rào cản, bắt đầu hành động với các phương pháp cụ thể.

Bước 3: Hãy hành động!

Tư duy của nhà quản lý nên đổi mới cơ chế tiếp nhận thông tin bằng cách thay đổi góc nhìn và rèn luyện liên tục. Vì để sở hữu tư duy của nhà quản lý tích cực, bạn không được nỗ lực nửa vời mà phải hành động ngay. Và để đạt kết quả như mong muốn, bạn cần hành động có phương pháp và kế hoạch cụ thể.

Phương pháp làm chủ cảm xúc bằng cách luyện tập DISC cũng là một cách rất hiệu quả dành cho nhà quản lý. Kế tiếp để thiết lập kế hoạch hành động bạn có thể áp dụng công thức PDCA. Trong đó PDCA gồm: P (Plan) – Lập kế hoạch, D (Do) – Thực hiện kế hoạch, C (Check) – Đánh giá hiệu quả, A (Act) – Thực hiện điều chỉnh, cải tiến kế hoạch.

Bên trên là 3 bước giúp bạn trở thành nhà quản lý tích cực, nội dung được chia sẻ tại sự kiện Cafe & Learn tháng 2 vừa qua. Thông điệp sự kiện hướng đến Creating Sustainable Managers liên quan 2 nội dung chính: Quản lý bản thân và Lãnh đạo người khác. Để cập nhật sự kiện sắp diễn ra, bạn có thể theo dõi thông tin tại đây.