04 “TRỤ CỘT” GIÚP TRAINER SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP DẪN GIẢNG | Train The Trainer 3+ dành cho Toyota

04 “TRỤ CỘT” GIÚP TRAINER SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP DẪN GIẢNG | Train The Trainer 3+ dành cho Toyota

Một chương trình đào tạo thành công đến từ nội dung và phương pháp dẫn giảng phù hợp với người tham dự. Một giảng viên xuất sắc là người có khả năng sáng tạo đa dạng các phương pháp khác nhau tạo nên không khí sôi nổi và thu hút người học. Và tránh tình trạng lớp học “hay nhưng không hiệu quả”, bạn cần nắm vững các nguyên tắc nền tảng để sáng tạo phương pháp dẫn giảng ĐÚNG. 

Tại VMP Academy, các Trainer của chúng tôi luôn sử dụng 04 trụ cột này để tạo nên phương pháp dẫn giảng cho mọi chương trình đào tạo. 

Nội dung được trích từ khóa học Train The Trainer 3+ , đào tạo giảng viên nội bộ dành riêng cho Toyota ngày 18, 19/11/2021.

Trụ cột 1: 3T – Nguyên tắc thành thạo

Nguyên tắc để học viên có thể làm được sau khóa học là phải để họ được tập luyện ít nhất là 03 lần.
Nguyên tắc để học viên có thể làm được sau khóa học là phải để họ được tập luyện ít nhất là 03 lần.

Đào tạo là hoạt động giúp nhân viên hiểu và làm được. Để học viên có thể làm được, bạn cần tạo cơ hội để họ “được làm”. Tại VMP, chúng tôi để học viên luyện tập ngay sau mỗi học phần, điều này giúp họ có cơ hội được luyện tập kỹ năng và thành thạo ngay trong khóa học. 

Như Trainer Phan Hữu Lộc từng nói: “Thành thạo rồi mới sáng tạo”. Nguyên tắc để học viên có thể làm được sau khóa học là phải để họ được tập luyện ít nhất là 03 lần. Đây cũng là nền tảng sáng tạo nên công thức “tập, tập và tập”.

Là Trainer, bạn cần đưa ra các khung sườn sẵn cho học viên luyện tập theo. Tại khoá Train The Trainer 3+, Giảng viên Phan Hữu Lộc đưa ra các câu nói dẫn giảng sẵn để học viên có thể luyện tập nói theo. Sau khi đã thuần thục, học viên có thể “cá nhân hoá” bằng cách thêm cảm xúc cá nhân và một số từ ngữ thường dùng vào câu dẫn.

Trụ cột 2: 4T – Nguyên tắc thay đổi 

Theo nhịp điệu Ultradian, học viên sẽ mất tập trung sau mỗi 90 phút. Vì vậy, sau khoảng thời gian này, giảng viên nội bộ nên dành ra 15-20 phút để học viên nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, Trainer cũng áp dụng 4T để giúp lớp học sinh động hơn, tăng thời gian tập trung của học viên. 

Theo nhịp điệu Ultradian, học viên sẽ mất tập trung sau mỗi 90 phút.
Theo nhịp điệu Ultradian, học viên sẽ mất tập trung sau mỗi 90 phút.

Nguyên tắc 4T là viết tắt của Thay đổi phương pháp, Tăng cường tương tác, Tham gia vào lớp học và Thay đổi trạng thái, cụ thể:

Thay đổi phương pháp: Nếu áp dụng một phương pháp mà học viên có dấu hiệu chán nản và không tập trung, bạn cần nhanh chóng thay đổi phương pháp để làm mới cách truyền đạt, thu hút sự chú ý của học viên một lần nữa. 

Tăng cường tương tác: Đừng chỉ đứng thuyết giảng như một “thợ dạy”, hãy tương tác cùng học viên thông qua các hoạt động hỏi đáp trong lớp học, hoặc kêu gọi học viên tham gia trò chơi để tăng tương tác giữa học viên với nhau.

Tham gia vào lớp học: Hãy tạo cơ hội để học viên tham gia vào bài giảng của bạn, bằng cách để họ tự ra quyết định. Bạn có thể thiết kế các mô hình của quy trình làm việc, hay một khái niệm nào đó và “đục lỗ”, sau đó hãy để học viên tự quyết định nên sắp xếp quy trình theo trình tự nào, ráp chữ nào để có được khái niệm hoàn chỉnh…

Thay đổi trạng thái: Theo một nghiên cứu đã chứng minh, người học chỉ tập trung được trong khoảng thời gian nhất định. Ở mỗi khoảng thời gian, giảng viên nội bộ cần lưu ý lồng ghép các hoạt động giúp học viên thay đổi trạng thái như thảo luận nhóm, cho học viên chơi trò chơi, kể câu chuyện vui, cho học viên vote đáp án,…

Giảng viên nội bộ có thể ứng dụng 4T vào xây dựng Lesson Plan của mình. Ví dụ, cứ 15 phút học viên của bạn sẽ mất tập trung và lơ là, lúc này bạn cần thay đổi phương pháp, chèn thêm hoạt động tăng tương tác, khích lệ học viên tham gia vào lớp học, lồng ghép hoạt động giúp thay đổi trạng thái của học viên,… Từ đó tạo nên một chương trình đào tạo sinh động.

Trụ cột 3: 5Re – Nguyên tắc ghi nhớ

Hơn 90% kiến thức sẽ bị lãng quên sau ngày thứ 31 kể từ khi được đào tạo.
Hơn 90% kiến thức sẽ bị lãng quên sau ngày thứ 31 kể từ khi được đào tạo.

Theo kết quả nghiên cứu về khả năng nhớ và quên của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, hơn 90% kiến thức sẽ bị lãng quên sau ngày thứ 31 kể từ khi được đào tạo. Để giúp học viên không rơi rớt những kiến thực đã được học, bạn cần thực hiện 5Re.

5 Re là viết tắt của Review – ôn tập lại, Repeat – lặp lại, Restructure – tái cấu trúc nội dung, Reflect – suy ngẫm, Recap – viết lại nội dung. Cụ thể các hoạt động ở từng bước như sau:

Review – ôn tập lại: Sau mỗi nội dung trong khoa học, bạn nên cho học viên ôn tập lại những gì vừa được học.

Repeat – lặp lại: Hãy để học viên lặp lại những nội dung đã được học, việc này sẽ giúp họ ghi nhớ nội dung. Theo tháp nhớ, 90% kiến thức được thu nạp khi chia sẻ và dạy lại cho người khác.

Restructure – tái cấu trúc nội dung: Tương tự như việc ôn tập lại nhưng ở một mức độ cao hơn, bạn hãy khuyến khích học viên tái cấu trúc nội dung bài giảng theo cách hiểu của riêng mình. Công cụ hỗ trợ đắc lực ở phần này là sơ đồ tư duy.

Reflect – suy ngẫm: Sau khi tái cấu trúc, học viên sẽ nghiền ngẫm về những gì mình làm. Việc luôn suy nghĩ về một vấn đề sẽ giúp khắc sâu vào tâm trí, từ đó giúp học viên nhớ hơn.

Recap – viết lại nội dung: Việc viết xuống nội dung không chỉ giúp học viên nhớ hơn, mà còn luyện tập sự logic trong việc sắp xếp trật tự về nội dung. Tự viết lại nội dung giúp học viên hiểu sau và nhớ về những kiến thức đã được đào tạo.

Có thể bạn quan tâm: 05 NGUYÊN TẮC HỌC TẬP CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Trụ cột 4: AFTA – Nguyên tắc “Làm trước – nói sau” 

Hãy sáng tạo phương pháp dẫn giảng để học viên được "làm trước, nói sau".
Hãy sáng tạo phương pháp dẫn giảng để học viên được “làm trước, nói sau”.

Theo một Nghiên cứu Giáo dục tại Mỹ, kiến thức có thể được tiếp thu một cách chủ động hoặc bị động tuỳ thuộc vào phương pháp giảng dạy của Giảng viên. Theo đó, tháp mức độ ghi nhớ được chia làm hai phần chính là NATO và AFTA.

NATO (Not Action, Talk Only): Là phương pháp giúp học viên ghi nhớ kiến thức một cách thụ động bằng cách “chờ” giảng viên cung cấp. Các hoạt động như nghe giảng viên nói, đọc tài liệu, xem video và xem các ví dụ minh hoạ giúp học viên ghi nhớ tối đa 30% kiến thức. 

AFTA (Action First, Talk After): Phương pháp giảng dạy giúp học viên chủ động ghi nhớ kiến thức thông qua việc thảo luận, thực hành và chia sẻ lại cho người khác. Phương pháp này giúp học viên chủ động ghi nhớ đến 90% kiến thức được chia sẻ.

AFTA mang lại hai lợi ích chính: Thứ nhất, giúp học viên ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn. Và cuối cùng là giảng viên có thời gian quan sát và đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho học viên, giúp họ làm tốt hơn.

Để ứng dụng AFTA, giảng viên có thể lồng ghép các hoạt động như: cho học viên thảo luận nhóm, tạo trò chơi liên quan đến kiến thức muốn truyền đạt, tổ chức hoạt động cho học viên ôn tập, chia sẻ lại… để nâng cao hiệu quả của lớp học. 

Tạm kết về trụ cột giúp Trainer sáng tạo phương pháp dẫn giảng

Trên đây là 04 trụ cột giúp giảng viên nội bộ có thể dựa vào và sáng tạo phương pháp dẫn giảng cuốn hút cho riêng mình. Hy vọng rằng đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho công việc của bạn. 

Nội dung được trích trong khoá Train The Trainer 3+ – Chương trình đào tạo Giảng viên nội bộ thuộc bản quyền của VMP Academy.

Bài viết liên quan

Search

Need Help ?

We would love to hear from you! If you have any questions, comments, or inquiries, please don’t hesitate to reach out to us. Our friendly team is here to assist you.
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
facebook-icon

Đăng ký Nhận Brochure