PHILLIPS ROI | Phân Tích & Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo

Phillips ROI

Phillips ROI – một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng vào quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo. Hiện nay việc đào tạo và huấn luyện trở thành nhu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả đào tạo giữ một vai trò quan trọng trong các quyết định nâng cao chất lượng và hiệu quả sau mỗi chương trình học.

Và Phillips ROI trở thành một giải pháp khả thi trong đánh giá đào tạo cũng như giúp doanh nghiệp ra quyết định (có tiếp tục đào tạo hay không, nên cải tiến phần đào tạo nào …). Đồng thời đảm bảo khả năng vận hành tốt cho những khóa đào tạo trong tương lai.

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết về Phillips ROI để bạn hiểu được những thông tin cần thiết và cách ứng dụng mô hình này vào quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo nhé!

Nguồn gốc Phillips ROI

Vào đầu những năm 2000, Jack Phillips đã dựa trên mô hình Kirkpatrick để phát triển thêm một cấp độ mới đó là mức độ số 5 – lợi tức đầu tư (Return on Investment – ROI). Nói cách khác, Phillips ROI là một mô hình được nâng cấp từ Kirkpatrick.

Phillips ROI: Mô hình Phân Tích & Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo
Phillips ROI: Mô hình Phân Tích & Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo

Để hiểu hơn về Mô hình Phillips ROI, chúng ta cần xem lại Kirkpatrick. Một mô hình gồm 4 bước do Don Kirkpatrick tạo ra nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đánh giá bất kỳ khóa học hoặc chương trình đào tạo nào. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về Kirkpatrick, chúng tôi sẽ cung cấp sơ lược về 4 bước đánh giá đào tạo của mô hình này nhé!

Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn Kirkpatrick hãy bấm click ngay Mô Hình Kirkpatrick

Cấp độ 1: Phản ứng

Ở cấp độ này, doanh nghiệp cần đo lường phản ứng của nhân viên thông qua những tiêu chí như: sự liên quan (công việc) và hữu ích của chương trình đào tạo. Khi thực hiện khảo sát ở cấp độ đầu tiên, Doanh nghiệp cần phải thu thập được mức độ tiếp nhận của người học ở mức độ như thế nào và có những thiếu sót nằm ở đâu?

Cấp độ 2: Học hỏi

Giai đoạn thứ hai là đánh giá xem lượng kiến thức tiếp thu và khả năng vận dụng của nhân viên sau khi được đào tạo. Doanh nghiệp có thể sử dụng các câu hỏi ngắn hay những bài kiểm tra thực tế để có thể đánh giá một cách chính xác.

Cấp độ 3: Hành vi

Giai đoạn thứ ba diễn ra một thời gian sau khóa đào tạo. Sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau, doanh nghiệp có thể xem xét liệu khóa học đã có những tác động (tùy mức độ) đến hiệu suất và thái độ làm viêc của nhân viên hay không.

Cấp độ 4: Kết quả

Ở cấp độ 4, doanh nghiệp đánh giá kết quả đào tạo dựa trên chất lượng, chi phí và thời gian. Điều này bao gồm các kết quả mà doanh nghiệp xác định là tốt cho việc hoạt động kinh doanh cũng như giúp nhân viên phát triển bản thân.

Mô hình đánh giá đào tạo dựa trên vốn đầu tư của Jack Phillips

Mô hình đánh giá đào tạo dựa trên vốn đầu tư của Jack Phillips
Mô hình đánh giá đào tạo dựa trên vốn đầu tư của Jack Phillips

Năm cấp độ của Mô hình Phillips ROI được hoạt động như sau:

Cấp độ 1: Phản ứng


Tương tự Kirkpatrick, bước đầu tiên của Phillips ROI là đánh giá phản ứng của những nhân viên với khóa đào tạo mà họ nhận được. Cách đánh giá phổ biến nhất là thu thập dữ liệu bằng khảo sát ý kiến của nhân viên nghĩ về khóa đào tạo của họ. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá được những điều kiện cần thiết cho việc học đã được áp dụng hay chưa.

Cấp độ 2: Học tập

Cấp độ thứ hai của Mô hình Philips ROI đó là đánh giá liệu việc đào tạo có mang lại lượng kiến thức tiếp thu và khả năng vận dụng cho nhân viên hay không. Điều này tương tự Kirkpatrick và nhân viên phải làm các bài kiểm tra hoặc câu đố trắc nghiệm trước, trong hoặc sau khóa đào tạo.

Cấp độ 3: Ứng dụng và triển khai

Một trong những nhược điểm chính của Kirkpatrick là mô hình này không thu thập đủ dữ liệu để giúp cải thiện việc đào tạo. Nó chỉ cung cấp cho doanh nghiệp biết liệu khóa đào tạo đã được thực hiện hay chưa. Chính vì thế, bên cạnh việc đưa thêm cấp độ thứ 5, Jack Phillips cảm thấy rằng mức độ này nên được cải thiện ở tính ứng dụng và triển khai.

Với cấp độ 3 được cải thiện, Mô hình Phillips ROI giúp doanh nghiệp hiểu “lý do tại sao” việc đào tạo lại thực hiện. Nếu có vấn đề, Phillips ROI giúp doanh nghiệp xác định xem sự việc xuất phát từ đâu. Sự khác biệt quan trọng này giúp Phillips ROI vô cùng hữu ích cho các tổ chức.

Cấp độ 4: Tác động

Nếu cấp độ thứ tư của Kirkpatrick là đưa ra kết quả, thì Phillips ROI sẽ xem xét tác động của việc đào tạo đối với tổ chức. Với cấp độ này của Phillips ROI cho phép doanh nghiệp xem liệu yếu tố (bên ngoài hoặc bên trong) nào tác động đến việc thay đổi hiệu suất đào tạo.

Cấp độ 5: Lợi tức đầu tư

Không giống Kirkpatrick chỉ đo lường kết quả đào tạo dựa trên kỳ vọng của các bên liên quan (ROE). Cấp độ thứ 5 được Jack Phillips thiết kế để sử dụng chi phí – lợi tức đầu tư để xác định giá trị của các chương trình đào tạo. Cấp độ này giúp các Doanh nghiệp đo lường chi phí đầu tư vào đào tạo, trả lời cho những câu hỏi như “có tạo ra lợi nhuận hay không?”, “nếu có thì chúng là bao nhiêu?”

Những điều cần biết để Phillips ROI hoạt động hiệu quả

Điều kiện để triển khai được cấp độ thứ 5 – lợi tức đầu tư, đó là doanh nghiệp cần thu thập được dữ liệu kinh doanh trước, trong và sau đào tạo. Khi sử dụng nguồn dữ liệu này, doanh nghiệp có thể so sánh chi phí đào tạo với lợi ích tiền tệ được cung cấp. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp giá trị của khóa đào tạo và tác động của chúng đối với quá trình phát triển nguồn nhân sự, tình hình kinh doanh của mình.

Những điều cần biết để Phillips ROI hoạt động hiệu quả
Những điều cần biết để Phillips ROI hoạt động hiệu quả

Để hiểu thêm về cách hoạt động ROI, doanh nghiệp nên nhìn lại cấp độ thứ tư – Tác động. Cấp độ này xác định một chương trình đào tạo đã có những tác động kinh doanh với một công ty hoặc tổ chức. Mô hình Phillips ROI có thể được chuyển thành chi phí và được so sánh với tổng ngân sách thực hiện đào tạo. Những chi phí này có thể bao gồm: Phát triển chương trình; Chi phí thực hiện; Thời gian để học viên hoàn thành khóa đào tạo.

Sử dụng Mô hình Phillips ROI, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả đào tạo và quyết định xem liệu có nên tiếp tục triển khai Training trong tương lai. Xem thêm bài viết 04 Điều Cần Biết Để Mẫu Kế Hoạch Đào Tạo Nội Bộ Chuyên Nghiệp