Learning Environment là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả công việc, học tập hiệu quả. Thuật ngữ này có gì đặc biệt? Các nhân tố tạo ra một môi trường học tập hiệu quả? Cùng khám phá ngay trong bài viết này!
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia
Nội dung bài viết:
ToggleLearning environment là gì?
Learning environment (Môi trường học tập) là một thuật ngữ liên quan đến các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động đến quá trình và kết quả công việc hay học tập của một cá nhân. Không đơn giản chỉ là không gian vật lý, môi trường học tập còn bao gồm các yếu tố tâm lý, mối quan hệ xã hội, công nghệ, chương trình học, phương pháp giảng dạy,…của người học.
Learning environment model (Mô hình môi trường học tập) là khung lý thuyết để định hình và phân chia các yếu tố tác động đến quá trình học tập và làm việc.
- Không gian vật lý: Yếu tố này tập hợp tất cả những yếu tố cơ sở vật chất, môi trường xung quanh, cách sắp xếp không gian, công nghệ,…tạo nên một không gian diễn ra quá trình dạy và học.
- Cá nhân: Yếu tố cốt lõi, tác động trực tiếp đến quá trình học tập và phát triển. Nó bao gồm sức khỏe, sự hình thành bản sắc, năng lực tự chủ, khả năng định hướng và hoàn thành mục tiêu.
- Xã hội: Là môi trường mà cá nhân tương tác và học hỏi với những người khác. Các mối quan hệ xã hội, sự hỗ trợ từ cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cá nhân.
- Tổ chức: Yếu tố bao gồm văn hóa tổ chức, chính sách và các nguồn lực sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và cơ hội trải nghiệm công việc thực tế của cá nhân.
Mô hình này là sự kết hợp hài hòa giữa tất cả các yếu tố trên, chỉ ra các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau tác động trực tiếp đến kết quả công việc, học tập của mỗi chúng ta. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn chi tiết hơn và đề xuất ra những giải pháp phù hợp để cải thiện môi trường học tập.
Các thuyết liên quan đến môi trường học tập
- Thuyết học tập dành cho người trưởng thành (ALT): Để đào tạo người trưởng thành hiệu quả, cần tạo ra một môi trường học tập hiệu quả, chất lượng thu hút sự tham gia từ người học.
- Thuyết hành vi: Learning environment là nơi hình thành các phản xạ thông qua sự kết hợp giữa kích thích và phản ứng.
- Thuyết nhân văn: Tập trung vào việc tạo ra một trường học tập thỏa mãn mong muốn và khả năng phát triển toàn diện của con người.
- Thuyết chủ nghĩa cấu trúc: Môi trường học tập như một hệ thống phát hiện và kết nối mối liên quan giữa các yếu tố, tạo thành một cấu trúc bao quát toàn diện quyết định đến quá trình học tập.
Các nhà nghiên cứu phát triển thuyết Learning environment
Lý thuyết Learning environment là kết quả của sự đóng góp và nghiên cứu từ nhiều học giả trong lĩnh vực giáo dục và tâm lý học. Dưới đây là một số nhà nghiên cứu nổi bật có thể kể đến:
- Lev Vygotsky: nhấn mạnh vai trò của tương tác xã hội trong quá trình học tập. Ông chỉ ra rằng giúp đỡ của người khác trong phạm vi môi trường xã hội sẽ định hướng cho người học phát triển.
- Jerome Bruner: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức chương trình giảng dạy kích thích người học chủ động trong việc học.
- John Dewey: nhấn mạnh vai trò của quá trình trải nghiệm tích cực và môi trường học tập nên tạo điều kiện cho người học tự do khám phá và sáng tạo.
- Jean Piaget: cho rằng môi trường học tập cần được thiết kế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học.
- B.F. Skinner: nhấn mạnh vai trò của môi trường học tập và các yếu tố củng cố trong học tập.
05 nhân tố hình thành môi trường học tập hiệu quả
1. Văn hóa học tập chủ động trong doanh nghiệp
Văn hóa học tập là nền tảng để xây dựng một môi trường học tập hiệu quả. Khi một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa này, mỗi cá nhân trong tổ chức sẽ có chủ động hơn trong việc học tập. Nhờ đó, họ sẽ phát huy được năng lực của mình trong môi trường học tập hiệu quả.
Ví dụ: Trong quá trình làm việc, nhân viên sẽ tìm cách thay đổi công việc mà mình đang làm, họ điều chỉnh công việc của bản thân trở thành môi trường để có thể vận hành những kiến thức, kỹ năng mới phù hợp để sáng tạo những ý tưởng mới thúc đẩy hiệu suất công việc cao. Theo báo cáo “State of the Global Workplace” của Gallup: Các công ty có văn hóa học tập mạnh mẽ có khả năng đổi mới cao hơn 125% so với các công ty khác. Tham khảo 05 thời điểm vàng xây dựng văn hóa học tập trong doanh nghiệp.
2. Không gian vật lý
Để tạo cho nhân viên trải nghiệm tuyệt vời nhất, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc tạo ra một không gian học tập lý tưởng. Nơi mà được thiết kế ngăn nắp, gọn gàng, đầy đủ ánh sáng và không có tiếng ồn để nhân viên có thể thoải mái tiếp thu kiến thức và tập trung cao độ vào công việc. Bên cạnh đó, không gian cũng cần trang bị các thiết bị đầy đủ, hiện đại hay trang trí thêm cây xanh, hoa lá để môi trường học tập thêm năng động, khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo.
3. Mối quan hệ Trainer – Học viên
Vai trò của Trainer không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn tạo dựng mối quan hệ gần gũi, tin cậy, tạo không khí cởi mở để học viên tự do đặt câu hỏi và trao đổi. Bạn cũng nên động viên học viên chủ động tương tác với nhau, làm việc nhóm để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thông qua các hoạt động trong lớp.
Ngoài ra, Trainer cũng nên xây dựng một cộng đồng học tập tích cực, nơi mọi người cùng nhau học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Như tại VMP, chúng tôi xây dựng cộng đồng Cafe & Learn để học viên cũ Train The Trainer 3+ có môi trường để luyện tập, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm.
4. Phương pháp giảng dạy
Trainer nên đa dạng và tối ưu hóa các phương pháp giảng dạy khác nhau như thuyết trình, thảo luận, thực hành,case study…. để tạo sự hứng thú cho học viên. Bạn có thể tham khảo phong cách học tập VAK để đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên.
Tạo cơ hội cho học viên tích cực tham gia vào học tập, đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến. Như tại các khóa đào tạo của VMP, chúng tôi áp dụng Learning By Doing 3V để gia tăng sự tương tác của người tham dự.
Theo dõi thường xuyên để đánh giá tiến độ tiếp thu của học viên, từ đó đưa ra kế hoạch triển khai phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng. Bạn có thể tham khảo 4 cấp độ đo lường đánh giá hiệu quả đào tạo.
5. Công Nghệ
Cuối cùng, để tạo ra Learning environment hiệu quả, bạn cũng nên biết cách sử dụng công nghệ. Áp dụng công nghệ số vào quá trình dạy và học để tạo ra các bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn. Tham khảo Thiết kế khóa học với công nghệ – PDT.
Cả Trainer và học viên đều cần trang bị các kỹ năng liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin để việc dạy và học tối ưu hơn.
Tạm kết về Learning environment – Môi trường học tập hiệu quả
Learning environment đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng động lực cho mỗi chúng ta nâng cao hiệu quả học tập và phát triển bản thân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về Learning environment để có thể hoàn thiện bản thân.
Nội dung thuộc Góc nhìn chuyên gia