Learning by doing 3V là niềm kiêu hãnh của VMP. Đây là phương pháp đào tạo độc quyền được ứng dụng trong tất cả các khóa học của chúng tôi. Tại bài viết này, VMP sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật dẫn giảng chuẩn 3V. Khám phá ngay nhé!
Nội dung được trích từ khóa Train The Trainer 3+ và thuộc Tips dẫn giảng.
Nội dung bài viết:
ToggleTạo môi trường vui vẻ
Yếu tố đầu tiên của Learning By Doing 3V là “vui vẻ”. Là Trainer, bạn cần tạo ra môi trường vui vẻ cho học viên. Không khí tích cực sẽ giúp học viên có hứng thú học và tiếp thu tốt hơn. Ấn tượng đầu tiên với học viên rất quan trọng, vì vậy bạn cần đảm bảo các yếu tố sau: Địa điểm tổ chức phải đảm bảo sạch đẹp; Học viên đi học với tâm thế “muốn”; Bản thân có kỹ thuật dẫn giảng dí dỏm, tạo thiện cảm cho người học….
Riêng về ấn tượng ban đầu với lớp học, bạn có thể ứng dụng các kỹ thuật icebreaker để mở đầu ấn tượng. Học viên “wow” ngay từ những phút đầu tiên sẽ là tiền đề giúp bạn tạo ra được không khí vui vẻ xuyên suốt buổi học. Các kỹ thuật phá băng cho phép bạn hâm nóng không khí, giúp học viên hứng thú và tập trung vào các nội dung sắp truyền đạt.
Ngoài ra, môi trường học tập tích cực cũng là yếu tố quan trọng giúp Trainer tạo ra lớp học vui vẻ. Bạn có thể tạo ra môi trường này bằng cách khuyến khích những cách làm đúng. Ví dụ, học viên đi học sớm, quay lại sau giải lao đúng giờ, thường xuyên phát biểu trong giờ học,… sẽ được ghi điểm. Cuối giờ sẽ trao quà cho người cao điểm nhất. Hoặc không sử dụng hình phạt, mà thay vào đó là thưởng thêm cho những nhóm chấp hành tốt.
Tóm lại, cần:
- Đảm bảo địa điểm sạch đẹp.
- Học viên muốn học.
- Bản thân có phong cách dí dỏm, gần gũi.
- Áp dụng các kỹ thuật icebreaker.
- Tạo môi trường học tập tích cực.
Giữ sự tập trung bằng các hoạt động
Yếu tố thứ 2 của learning by doing 3V chính là “vận động”. Bạn cần giữ học viên tập trung bằng cách thêm nhiều hoạt động thú vị vào bài giảng. Việc này giúp cho học viên buộc phải thay đổi trạng thái liên tục. Nó khiến lớp học trở nên sinh động và người học không rơi vào trạng thái “hôn mê sâu”.
Theo tháp mức độ tiếp thu, việc học viên tự trải nghiệm sẽ giúp lĩnh hội đến 75% kiến thức. Thay vì giảng viên đứng nói, học viên ngồi nghe (chỉ học được 5%), việc tổ chức hoạt động cho người học tham dự mang lại nhiều lợi ích hơn. Khi này, Trainer chỉ cần dẫn dắt, học viên sẽ là người lĩnh hội và tự rút ra bài học cho mình.
Một số game trong đào tạo bạn có thể tham khảo như: trò chơi xếp giấy màu, trò đưa người qua sông, chỉ về hướng đông,…. Bạn có thể xem nhiều hơn tại Ebook 70 Training Games. Kỹ thuật dẫn giảng ở phần này là Oscar. Bạn cần dẫn các học phần theo chuẩn cấu trúc này để lôi cuốn học viên tham gia. Đây là cấu trúc được chia sẻ tại khóa Train The Trainer 3+.
Tóm lại:
- Lesson plan đa dạng hoạt động để học viên thay đổi trạng thái.
- Trải nghiệm giúp lĩnh hội 75% kiến thức.
- Chèn các game trong đào tạo.
- Sử dụng kỹ thuật dẫn giảng Oscar.
“Tập tập tập” nâng cao khả năng vận dụng
Yếu tố thứ 3 của learning by doing chính là “vận dụng”. Khóa đào tạo chỉ có giá trị khi và chỉ khi người học vận dụng được vào công việc của mình. Trainer cần biến lớp học thành “sân tập” cho học viên. Tại đây, họ được luyện tập kiến thức mới vào tình huống thực tế. Sau đó, họ có thể dễ dàng áp dụng sau khóa học.
Trong các khóa học của VMP, Trainer thường hay lồng ghép các bài tập để học viên có thể tập luyện được nhiều nhất. Cụ thể, trong khóa Train The Trainer 3+, 70% là thực hành. Trainer yêu cầu học viên luyện tập ngay học phần vừa học, và điều chỉnh trực tiếp, nhằm đảm bảo có thể làm được ngay tại lớp.
Các hoạt động luyện tập có thể diễn ra theo cặp hoặc theo nhóm. Bạn có thể treo giải thưởng để các đội tranh đua với nhau, tăng tính thú vị cho hoạt động tập luyện. Ví dụ: Đội nào có phần trình diễn tốt nhất sẽ nhận được quà, hay đội nào có nhiều thành viên tham gia nhất sẽ nhận được giải thưởng… Chính việc này sẽ lôi cuốn học viên tham gia vào các hoạt động luyện tập với tâm thế tích cực.
Tóm lại:
- Biến lớp học thành “sân tập”.
- Yêu cầu học viên tập luyện sau mỗi học phần.
- Treo giải thưởng nâng cao tính cạnh tranh.
Bạn sẽ ứng dụng kỹ thuật dẫn giảng chuẩn 3V vào lớp của mình chứ?
Trên đây là nội dung về kỹ thuật dẫn giảng 3V, bạn sẽ ứng dụng phần nào vào lớp học của mình trong tương lai? Hãy comment phía bên dưới để cùng thảo luận với VMP bạn nhé.
Nội dung thuộc chuỗi Tips dẫn giảng – nơi bạn có thể tìm được nhiều tips hay ho phục vụ cho việc đào tạo trong doanh nghiệp. Nếu thấy hay, đừng quên truy cập trainthetrainer mỗi tuần để cập nhật thêm các bài viết mới nhất về chủ đề này nhé.
Thông tin thêm về learning by doing 3V
Phương pháp learning by doing 3V được sáng tác bởi Trainer Phan Hữu Lộc. Sau hơn 20 năm làm nghề đào tạo, tiếp xúc với hàng ngàn học viên, anh Lộc đúc rút phương pháp và gói gọn thành phương pháp này.
Tất cả khóa học của VMP khi triển khai đều phải đảm bảo tuân thủ theo phương pháp này. Tính đến thời điểm hiện tại khi bài viết này lên sóng, learning by doing 3V cũng đã được 15 tuổi (bằng với số tuổi của VMP). Đây là “bí kíp” ít nơi nào chia sẻ. Hy vọng rằng nó giúp ích được đến công việc của bạn!