Icebreaker là kỹ thuật quen thuộc thường được sử dụng trong các sự kiện, thuyết trình, cuộc họp hoặc buổi đào tạo. Bất kỳ hoạt động nào cần sự tương tác thoải mái giữa các thành viên đều nên áp dụng phương pháp này. Đây chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ đối với những người dẫn dắt, đào tạo hay chủ trì sự kiện. Thế nhưng bạn đã thật sự biết hết về Icebreaker – kỹ thuật phá băng? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp này.
Đây cũng là một trong những nội dung tại khoá đào tạo giảng viên nội chuẩn 3+
Nội dung bài viết:
ToggleIcebreaker là gì?
Icebreaker với tên thường gọi là “phá băng”. Phá băng được xem là kỹ thuật hiệu quả để bắt đầu một sự kiện hoặc buổi đào tạo. Theo đó, Icebreaker thường diễn ra vào đầu chương trình với nhiều hoạt động tương tác, vui vẻ, náo nhiệt để khuấy động không khí và tập trung sự chú ý của người tham dự. Kỹ thuật phá băng này giúp mọi người tìm hiểu lẫn nhau, cảm thấy thích thú và “thật sự” tham gia vào chương trình.
Người phá băng hiệu quả sẽ làm nóng cuộc trò chuyện trong lớp đào tạo hoặc buổi họp, củng cố chủ đề của chương trình và đảm bảo người tham gia thích thú với phiên tương tác từ họ. Nếu một phiên Icebreaker được thiết kế và tạo điều kiện tốt, nó có thể tạo ra khởi đầu tuyệt vời. Bằng cách “phá băng”, mọi người có cơ hội tìm hiểu lẫn nhau và biết rõ mục tiêu của chương trình. Điều này đóng góp hiệu quả vào sự thành công của sự kiện.
Khi nào cần áp dụng kỹ thuật phá băng?
Đó là khi mọi người tham gia vào lớp học nhưng không tập trung, chú ý vào nội dung. Hay khi các thành viên trong cùng một nhóm chưa thật sự cởi mở, kết nối với nhau. Trong cùng một tập thể, khi mọi người còn ngại ngùng và không thể kết nối với nhau cũng là lúc cần áp dụng kỹ thuật phá băng.
Kỹ thuật phá băng ra đời để xóa đi sự ngại ngùng và xa cách trước khi bắt đầu chương trình đào tạo nội bộ hay buổi hội họp. Phá băng thường sử dụng khi những người không làm việc cùng nhau hoặc có thể chưa quen biết cùng ngồi lại và hướng tới một mục đích chung cụ thể. Với tư cách là người điều phối, hãy giúp những thành viên có lý lịch khác nhau nhanh chóng liên kết và tập trung vào mục tiêu chung.
Icebreaker – Kết nối và biến người tham dự thành người đóng góp
Điều đặc biệt khi áp dụng kỹ thuật phá băng trong đào tạo chính là biến người tham gia từ thế bị động sang chủ động. Đối với các lớp đào tạo chuẩn 3+, đối tượng tham gia thường đóng vai “bị động”, họ chỉ chăm chú nghe giảng và đợi hướng dẫn từ người chủ trì. Thế nhưng, khi sử dụng kỹ thuật Icebreaker thành công vào buổi học, các học viên trở nên hứng thú, tích cực và tham gia chủ động hơn.
Việc áp dụng Icebreaker – Kỹ thuật phá băng vào lớp học nhằm mục đích kéo mọi người ra khỏi vỏ bọc của họ và biến thành viên tham dự trở thành người đóng góp, tương tác cho chương trình. Bên cạnh đó, kỹ thuật phá băng nên được sử dụng như một yếu tố chung mà tất cả người tham dự đều có. Điều này giúp Icebreaker tạo sự tương đồng và gắn kết các thành viên, làm nóng không khí cũng như khiến mọi người trở nên hào hứng, tham gia tích cực hơn.
Nhận biết các loại “băng” cần phá vỡ
Trước khi bắt tay vào phá vỡ những “tảng băng”, bạn cần hiểu rõ khó khăn mà mình gặp phải. Dưới đây là 3 kiểu “băng” mà người chủ trì thường gặp phải.
Thứ nhất, nếu bạn tập hợp những người xa lạ cùng tham gia vào một lớp học, “tảng băng” chính là làm sao để kết nối mọi người chưa quen biết nhau trước đó.
Thứ hai, đối với những người ở các cấp bậc và lĩnh vực khác nhau trong tổ chức, “băng” đến từ sự khác biệt tình trạng giữa họ.
Thứ ba, để kết nối những người có lý lịch, nền văn hóa, quan điểm công việc và triển vọng tương lai khác nhau thì “tảng băng” cần phá vỡ đến từ nhận thức của mọi người về nhau.
Hãy xử lý những khác biệt này một cách tinh tế và nên tập trung vào mục tiêu quan trọng của chương trình. Thay vì tập trung vào những khác biệt, bạn nên nhấn mạnh điểm tương đồng, sở thích và mối quan tâm chung của mọi người.
Xem thêm: “08 KỸ THUẬT ICE-BREAKER | PHÁ BĂNG HIỆU QUẢ TRONG ĐÀO TẠO”.