5 Bước Điều Phối Lớp Học Khi Đào Tạo Nhân Viên

Điều phối hoạt động đào tạo nhưng nhân viên không tích cực tham gia? Bạn đang mong muốn tìm ra phương pháp rèn luyện kỹ năng đứng lớp nhằm thu hút sự tham gia của học viên. Bài viết này cung cấp đến bạn 5 bước để điều phối lớp học I.LEAD từ các chuyên gia đã có nhiều kinh nghiệm thực tế. Cùng Train The Trainer 3+ khám phá chi tiết!

Bước 1: Intro: Tạo sự chú ý của học viên

Để điều phối lớp học đạt được hiệu quả, đòi hỏi học viên phải thật sự tập trung lắng nghe những gì bạn đang nói. Giảng viên có thể thu hút sự tập trung của học viên bằng cách khơi gợi được nhu cầu của từng người tham dự.

Cụ thể phương pháp 8 kỹ thuật phá băng Ice – Breaker là một “tuyệt chiêu” giúp giảng viên khơi gợi được sự hứng thú của học viên bằng cách sử dụng: con số, trích câu nói, câu hỏi tò mò, chuyền giấy,… Và để áp dụng phương pháp này đạt được hiệu quả bạn phải luyện tập thật nhiều lần thì mới trở nên thành thạo.

Tạo sự chú ý của học viên
Tạo sự chú ý của học viên

Bước 2: Link to the section: Dẫn dắt đến nội dung chính.

Khi triển khai hoạt động, giảng viên sẽ rất hay gặp phải một vấn đề là học viên chỉ nhớ tới trò chơi mà quên đi nội dung chính. Chính vì vậy, học viên cần hiểu rõ hoạt động này liên kết gì với nội dung mà giảng viên đang trình bày.

Giảng viên cần giới thiệu hoạt động cụ thể với mục đích rõ ràng, ví dụ: “Để hiểu rõ nội dung…chúng ta sẽ đến với học phần/hoạt động mang tên là…”. Ngoài ra, để tốt hơn bạn có thể áp dụng phương pháp Learning By Doing 3V để phân chia và liên kết hoạt động chặt chẽ với từng nội dung đào tạo. Đây là một kỹ năng dẫn giảng được các chuyên gia áp dụng rất thường xuyên tại khóa Train The Trainer 3+.

Dẫn dắt đến nội dung chính
Dẫn dắt đến nội dung chính

Bước 3: Explain: Giải thích hoạt động

Nếu giảng viên không giải thích hoạt động, không có phạm vi thời gian thì lớp học rất dễ rơi vào tình trạng cháy giáo án. Ngoài ra, giảng viên sẽ không thể quản lý được học viên có thực hiện đúng yêu cầu của mình hay không. Chính vì vậy, sau phần dẫn dắt nội dung chính, tiếp theo giảng viên cần giải thích hoặc gợi ý cách thực hiện hoạt động.

Nếu phần hoạt động khó hiểu, bạn hãy giải thích cụ thể cho học viên để họ nắm được thông tin quan trọng. Ngoài ra bạn cần nêu rõ thời gian và sau hoạt động học viên cần làm gì với câu nói mẫu: “ Chúng ta sẽ thực hiện như sau…”.

Giải thích hoạt động
Giải thích hoạt động

Bước 4: Ask/Answer/Action: Xác nhận người nghe hiểu đúng.

Sau khi giải thích hoạt động, bạn phải hỏi lại người tham gia có còn thắc mắc nào không, học viên sẽ đặt câu hỏi và bạn trả lời. Vì giảng viên trình bày nội dung rất nhiệt huyết nhưng chưa chắc học viên sẽ hiểu rõ và tập trung lắng nghe 100%. Đặc biệt để giúp học viên hiểu rõ hơn nữa, giảng viên phải là người làm mẫu trước khi bắt đầu cho hoạt động. Dựa theo tháp mức độ tiếp thu thì chỉ có hành động thì học viên mới hiểu được 90% giá trị kiến thức.

Khi giảng viên làm mẫu xong, bạn có thể hỏi lại học viên như sau: “ Các bạn đã hiểu rõ chưa, các bạn có câu hỏi gì không?… nhiệm vụ của bạn là gì?” Hãy để học viên tự trả lời thì bạn mới chắc chắn được việc triển khai hoạt động đang đi đúng hướng.

Xác nhận người nghe hiểu đúng
Xác nhận người nghe hiểu đúng

Bước 5: Done deal: Trải nghiệm và đúc kết. 

Bước cuối cùng là kêu gọi bắt đầu hoạt động. Cụ thể, giảng viên có thể triển khai như sau: “ Nếu các bạn đã rõ thì… bắt đầu. Qua hoạt động này các bạn thấy thế nào?” Giảng viên sẽ đặt các câu hỏi phân tích và chốt các bài học dựa trên trải nghiệm của người học.

Quy trình điều phối lớp học theo 5 bước I.LEAD đạt giá trị cao nhất là khi người học đúc kết được kiến thức và áp dụng vào công việc thực tế. Và để làm được điều này, giảng viên phải có phần đúc kết, cảm ơn, cụ thể như sau: “Tóm lại, chúng ta vừa khám phá/rút ra bài học là…, Theo các bạn thì có thể vận dụng được trong lĩnh vực…?, Cảm ơn các bạn đã tham gia tích cực hoạt động vừa rồi…”.

Trải nghiệm và đúc kết
Trải nghiệm và đúc kết

Tất cả nội dung bên trên là 5 bước để điều phối lớp học I.LEAD được chuyên gia áp dụng rất hiệu quả trong các khóa học của VMP Academy. Nội dung được rút ra từ kinh nghiệm thực tế và chúng tôi tin rằng thông tin bên trên sẽ giúp bạn tìm ra cách đào tạo nhân viên hiệu quả nhất.